Căng thẳng tâm lý tăng nguy cơ mắc zona thần kinh

Tình trạng căng thẳng kéo dài, liên tục khiến hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, thuận lợi cho virus gây zona thần kinh tái kích hoạt.


Bác sĩ Bùi Thanh Phong, Quản lý Y khoa vùng 3 - Hồ Chí Minh, Hệ thống tiêm chủng VNVC, giải thích bệnh zona thần kinh do virus Varicella zoster (VZV) gây ra. Virus này tồn tại trong cơ thể sau lần mắc bệnh thủy đậu trước đó, "ngủ đông" trong rễ hoặc hạch thần kinh, tái kích hoạt khi hệ miễn dịch suy giảm.


Còn căng thẳng tâm lý là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi giải quyết các khó khăn trong cuộc sống như áp lực công việc, kinh tế, học tập,cuộc sống gia đình, chăm sóc con... Tình trạng này thường xuyên xảy ra trong cuộc sống.


Tuy nhiên, việc căng thẳng kéo dài, liên tục sẽ khiến cơ thể kiệt quệ, gây ra các biến chứng như đau đầu, chóng mặt, đau ngực, khó thở, nhịp tim nhanh, kiệt sức khó ngủ. Nhiều trường hợp không tìm được cách giải quyết đã dẫn đến mắc các bệnh về thần kinh như trầm cảm, rối loạn lo âu, sang chấn tâm lý...


Theo thống kê, người thường xuyên căng thẳng tâm lý có nguy cơ mắc zona thần kinh lên 47% so với người bình thường. Một nghiên cứu đăng công bố tại Thư viện Y khoa Mỹ (2021) trên hơn 77.000 người từ 40 tuổi trở lên tại Đan Mạch, cũng chứng minh căng thẳng tâm lý cấp tính và mạn tính liên quan đến giảm số lượng và hoạt động của tế bào lympho (tế bào bạch cầu) trong hệ miễn dịch. Điều này dễ làm suy giảm miễn dịch của cơ thể, làm tăng nguy cơ tái hoạt động của các bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn, trong đó có zona thần kinh.


Tình trạng căng thẳng tâm lý khi kết hợp với sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài, cũng tạo điều kiện cho virus VZV "thức giấc" gây bệnh zona thần kinh.


Zona thần kinh không gây thành dịch, song bệnh gây ra triệu chứng ban đỏ, mụn nước tập trung thành đám, thành chùm dọc theo đường phân bố của thần kinh ngoại biên. Bệnh có thể gây ra các biến chứng như nhiễm trùng da, viêm phổi, viêm não, viêm màng não, tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Khi mắc zona, nếu người bệnh gặp yếu tố căng thẳng cũng dễ làm bệnh nặng nề hơn.


Để phòng bệnh, bác sĩ Phong khuyến cáo mọi người cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, thường xuyên vận động để tăng cường sức đề kháng và nâng cao thể trạng. Mọi người cũng cần duy trì lối sống lành mạnh để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính dẫn đến tăng khả năng mắc zona thần kinh.


Bên cạnh đó, zona hiện đã có vaccine phòng ngừa. Vaccine do hãng dược GSK (Bỉ) sản xuất, hiệu quả ngăn bệnh đến 97% ở người từ 50 tuổi và 87% ở người từ 18 tuổi bị suy giảm miễn dịch do bệnh lý, giảm hơn 90% biến chứng đau thần kinh sau zona và các biến chứng khác. Lịch tiêm gồm hai mũi cách nhau 1-2 tháng tùy đối tượng tiêm.


Theo bác sĩ Phong, người mắc thủy đậu có nguy cơ cao phát triển zona thần kinh. Vì vậy người dân chưa mắc thủy đậu hoặc không rõ tiền sử bệnh, cần rà soát sổ tiêm chủng và bổ sung loại vaccine này. Hai mũi vaccine thủy đậu có hiệu quả lên đến 97%, phòng mắc bệnh và tránh các biến chứng do virus varicella zoster gây nên.


Ngoài ra, khi mắc bệnh, người dân cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt, không nên điều trị theo mẹo dân gian, đắp các loại lá cây, mực tàu lên vết thương. Việc này khiến bệnh nặng hơn và làm chậm "thời gian vàng" điều trị.


Tuấn An









Cang thang tam ly tang nguy co mac zona than kinh


Tinh trang cang thang keo dai, lien tuc khien he mien dich cua co the suy yeu, thuan loi cho virus gay zona than kinh tai kich hoat.

Căng thẳng tâm lý tăng nguy cơ mắc zona thần kinh

Tình trạng căng thẳng kéo dài, liên tục khiến hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, thuận lợi cho virus gây zona thần kinh tái kích hoạt.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá