9 loại tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân từ 1/4

Phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, bất động sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên không xác định được chủ... sẽ được xác lập quyền sở hữu toàn dân.


Thông tin được nêu trong Nghị định 77/2025/NĐ-CP quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân, có hiệu lực từ 1/4.


Sở hữu toàn dân được hiểu là một hình thức sở hữu chung do toàn dân là chủ sở hữu mà Nhà nước là người đại diện.


Theo nghị định, 9 loại tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân gồm: tài sản bị tịch thu như tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, vật chứng vụ án; bất động sản vô chủ không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ bất động sản từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó.


Tài sản bị đánh rơi, bỏ quên song không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận hay tài sản là di sản không có người nhận sở thừa kế; tài sản hết thời hiệu yêu cầu chia di sản kể từ thời điểm mở thừa kế nhưng không có người chiếm hữu cũng nằm trong 9 diện nêu trên.


Các tài sản còn lại là hàng hóa tồn đọng được lưu giữ lại cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan; tài sản do chủ tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước; tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc, thời hạn hoạt động; tài sản được đầu tư theo phương thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước theo hợp đồng dự án; tài sản bị chôn giấu, vùi lấp, chìm đắm.


=>> Xem chi tiết 9 loại tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân tại đây.


Chính phủ quy định, việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản phải được lập thành văn bản, bảo đảm trình tự, thủ tục theo quy định. Bên cạnh đó cần bảo vệ quyền lợi của Nhà nước và tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân liên quan.


Việc xác lập quyền phải thực hiện công khai, minh bạch. Trường hợp xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu hoặc vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu được thực hiện với tài sản của từng vụ việc.


Nếu giá trị tài sản của một vụ việc dưới 100 triệu đồng, đơn vị chủ trì quản lý tài sản có thể tổng hợp tài sản của nhiều vụ việc để xử lý một lần trong thời hạn 6 tháng. Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu nhưng đang trong thời gian Tòa án thụ lý giải quyết vụ án hành chính thì chưa xử lý.


Đơn vị chủ trì quản lý tài sản là ai?


Với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu thì cơ quan trình quyết định tịch thu sẽ là đơn vị chủ trì quản lý tài sản trong trường hợp Chủ tịch UBND cấp tỉnh, huyện quyết định tịch thu. Cơ quan của người ra quyết định tịch thu là đơn vị chủ trì quản lý tài sản trong các trường hợp còn lại.


Với vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu đã có quyết định thi hành án thì Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý tài sản do cơ quan thi hành án cấp tỉnh và thi hành án cấp quân khu chuyển giao. Phòng tài chính - kế hoạch thuộc UBND cấp huyện chủ trì quản lý với tài sản do cơ quan thi hành án cấp huyện chuyển giao.


Riêng với vật chứng vụ án, tài sản bị tịch thu là chứng khoán đã đăng ký tập trung tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam thì cơ quan thi hành án là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.


Vật chứng vụ án do cơ quan điều tra, VKS ra quyết định tịch thu thì đơn vị ra quyết định tịch thu sẽ chủ trì quản lý tài sản. Bất động sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, di sản không có người thừa kế thì Sở Tài chính hoặc Phòng tài chính - kế hoạch nơi có tài sản sẽ là đơn vị chủ trì quản lý.


Tài sản bị chôn giấu, vùi lấp, chìm đắm thì Sở Tài chính chủ trì quản lý. Hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan thì Chi cục Hải quan khu vực sẽ quản lý.


Phạm Dự









9 loai tai san duoc xac lap quyen so huu toan dan tu 1/4


Phuong tien vi pham hanh chinh bi tich thu, bat dong san vo chu, tai san bi danh roi, bo quen khong xac dinh duoc chu... se duoc xac lap quyen so huu toan dan.

9 loại tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân từ 1/4

Phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, bất động sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên không xác định được chủ... sẽ được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá