Uống nước ép cam có cân bằng huyết áp?

Tôi bị tăng huyết áp nhẹ, uống nước cam hằng ngày có giúp cân bằng huyết áp không, cần lưu ý gì? (Kim Ngọc, Đồng Nai)


Trả lời:


Nước ép cam chứa nhiều dưỡng chất quan trọng, trong đó có ba thành phần giúp ổn định huyết áp là kali, flavonoid và vitamin C.


Kali: Đây là khoáng chất thiết yếu giúp loại bỏ lượng natri dư thừa qua thận, từ đó giảm áp lực lên thành mạch máu, hỗ trợ ổn định huyết áp. Một ly nước cam tươi có thể cung cấp lượng kali dồi dào, hữu ích cho người có chế độ ăn nhiều muối.


Flavonoid (Hesperidin): Hesperidin là loại flavonoid có trong các loại thực phẩm họ cam quýt như cam, chanh, quýt, bưởi, tắc. Flavonoid là hóa chất thực vật hoạt động như chất chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do. Hesperidin góp phần hạ huyết áp ở người bị huyết áp cao.


Vitamin C giúp chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào mạch máu khỏi tổn thương do các gốc tự do. Điều này hỗ trợ duy trì sự khỏe mạnh và linh hoạt của hệ thống mạch máu, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp.


Bạn có thể uống hai ly nước cam tươi (khoảng 500 ml) mỗi ngày để cung cấp lượng kali và các chất chống oxy hóa cần thiết. Đồ uống này góp phần giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.


Nước cam chứa đường tự nhiên và nhiều kali, nếu uống quá nhiều có thể làm tăng lượng calo nạp vào cơ thể, không phù hợp với người đang kiểm soát cân nặng hoặc có vấn đề về đường huyết. Người bị tiểu đường hoặc bệnh lý thận cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng đồ uống thường xuyên.


Để đạt hiệu quả tối ưu, bạn nên uống nước cam vào thời điểm sau:


Buổi sáng: Uống sau bữa ăn sáng hoặc buổi trưa giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Nước cam kết hợp với bữa sáng giàu chất xơ và protein góp phần cung cấp năng lượng cho ngày mới.


Trước hoặc sau tập luyện: Đây là lúc cơ thể cần bổ sung kali, vitamin C để phục hồi. Một ly nước cam hỗ trợ bù nước và tăng cường năng lượng nhanh chóng.


Bạn không nên uống nước cam khi đói vì tính axit trong cam có thể gây kích ứng dạ dày. Không nên sử dụng đồ uống vào buổi tối để tránh tăng lượng đường trong máu không cần thiết trước khi ngủ. Bạn nên ưu tiên nước cam tươi nguyên chất, hạn chế uống nước cam đóng hộp hoặc có thêm đường. Bởi chúng thường chứa chất bảo quản và đường bổ sung, không tốt cho sức khỏe.


Nước cam có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của một số loại thuốc, nhất là thuốc giảm huyết áp hoặc thuốc kháng sinh. Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu đang sử dụng thuốc điều trị.


Bạn có thể kết hợp với một lượng nhỏ hạt chia ngâm hoặc bột yến mạch, giúp tăng cường giá trị dinh dưỡng và tối ưu khả năng hấp thu kali, flavonoid nhờ chất xơ hòa tan. Ăn cam tươi cũng là lựa chọn lý tưởng, bổ sung thêm chất xơ, hỗ trợ tốt hơn cho sức khỏe tim mạch. Uống nước cam nên từ từ thay vì uống nhanh để cơ thể hấp thu dưỡng chất hiệu quả. Bổ sung các tinh chất thiên nhiên như GDL-5 từ phấn mía Nam Mỹ với thành phần policosanol thiên nhiên góp phần điều hòa mỡ máu, hỗ trợ kiểm soát tăng huyết áp.


Thạc sĩ, bác sĩ Đoàn Vĩnh Bình
Trung tâm Thông tin Y khoa
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM


Độc giả đặt câu hỏi về dinh dưỡng tại đây để bác sĩ giải đáp







Uong nuoc ep cam co can bang huyet ap?


Toi bi tang huyet ap nhe, uong nuoc cam hang ngay co giup can bang huyet ap khong, can luu y gi? (Kim Ngoc, Dong Nai)

Uống nước ép cam có cân bằng huyết áp?

Tôi bị tăng huyết áp nhẹ, uống nước cam hằng ngày có giúp cân bằng huyết áp không, cần lưu ý gì? (Kim Ngọc, Đồng Nai)
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá