Triệu chứng viêm mũi dị ứng dễ nhầm cảm, cúm

Tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi xảy ra vào cuối năm trong nền nhiệt lạnh khiến người bệnh dễ nhầm lẫn, không phân biệt được viêm mũi dị ứng và cảm lạnh, cúm.


Ngày 24/1, BS.CKI Võ Bá Thạch, Đơn vị Tai Mũi Họng, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7, cho biết thông tin trên, giải thích thêm viêm mũi dị ứng và cảm cúm có nhiều triệu chứng ban đầu gần giống nhau nhưng nguyên nhân và cách điều trị hoàn toàn khác nhau.


Viêm mũi dị ứng do phản ứng quá mức của cơ thể với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi mịn, lông thú cưng, thay đổi thời tiết. Khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, hệ thống miễn dịch của cơ thể kích hoạt để chống lại các tác nhân này. Triệu chứng phổ biến là hắt hơi nhiều vào buổi sáng, dịch nhầy trong, ngứa mũi, đỏ mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt. Người bị viêm mũi dị ứng không bị sốt, không lây nhiễm cho người khác và không cần sử dụng kháng sinh.


Cảm cúm là do virus gây ra, diễn tiến chậm 1-3 ngày, thường kèm theo sốt, đau họng, mệt mỏi, thỉnh thoảng hắt hơi, dịch nhầy đặc màu xanh hoặc vàng, đau nhức cơ thể. Bệnh có thể tự khỏi sau 7-10 ngày nếu điều trị đúng.


Theo bác sĩ Thạch, nhầm lẫn giữa hai bệnh này khá phổ biến. Một số người bệnh tự ý dùng kháng sinh để điều trị viêm mũi dị ứng không có tác dụng chữa bệnh còn có nguy cơ kháng kháng sinh, gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận. Người bệnh lạm dụng thuốc xịt mũi co mạch có thể làm tổn thương niêm mạc mũi, biến chứng. Viêm mũi dị ứng không được kiểm soát có thể dẫn đến viêm xoang, viêm họng - viêm thanh quản do phải thở bằng miệng, polyp mũi, thậm chí viêm đường hô hấp dưới.


Một tháng qua, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7 thường xuyên tiếp nhận người bệnh viêm mũi dị ứng biến chứng viêm xoang, polyp mũi, do điều trị không đúng.


Đơn cử chị Nga, 38 tuổi, xuất hiện triệu chứng hắt hơi liên tục, nghẹt mũi, chảy nước mũi trong khoảng một tháng. Triệu chứng kéo dài không hết, nghĩ cảm lạnh, chị tự mua kháng sinh và thuốc giảm đau tại hiệu thuốc uống. Sau một tuần, triệu chứng trở nặng với cảm giác nghẹt mũi dai dẳng và đau nhức vùng mặt, khó thở, đi khám.


Bác sĩ Thạch nội soi tai mũi họng, chẩn đoán chị Nga bị viêm xoang cấp tính do viêm mũi dị ứng biến chứng không điều trị đúng cách. Người bệnh được kê thuốc điều trị viêm xoang, tái khám theo lịch để theo dõi, tránh bệnh tái phát nhiều lần, tiến triển thành viêm xoang mạn tính.


Tương tự, anh Hưng, 45 tuổi, nhân viên văn phòng, thường xuyên nghẹt mũi và hắt hơi vào sáng sớm. Nghĩ triệu chứng cảm cúm thông thường, anh tự mua thuốc và xịt mũi dùng, đến khi nghẹt mũi nặng mới đi khám.


Anh Hưng được chẩn đoán viêm mũi dị ứng mạn tính kèm theo biến chứng quá phát cuốn mũi, phải phẫu thuật chỉnh hình cuốn mũi. Theo bác sĩ Thạch, người bệnh lạm dụng thuốc xịt co mạch khiến niêm mạc mũi bị tổn thương, cuốn mũi còn bị giãn nở quá mức, gây quá phát cuốn mũi.


Bác sĩ Thạch khuyến cáo người có triệu chứng nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi kéo dài nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh. Không tự ý dùng thuốc, nhất là kháng sinh, thuốc xịt mũi co mạch khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Người bệnh viêm mũi dị ứng nên đến bệnh viện có hệ thống xét nghiệm sử dụng 60 mẫu dị nguyên có sẵn để xác định nguyên nhân gây dị ứng, từ đó hạn chế tiếp xúc, phòng ngừa.


Uyên Trinh


*Tên người bệnh đã được thay đổi


Độc giả gửi câu hỏi về bệnh tai mũi họng tại đây để bác sĩ giải đáp







Trieu chung viem mui di ung de nham cam, cum


Tinh trang nghet mui, so mui, hat hoi xay ra vao cuoi nam trong nen nhiet lanh khien nguoi benh de nham lan, khong phan biet duoc viem mui di ung va cam lanh, cum.

Triệu chứng viêm mũi dị ứng dễ nhầm cảm, cúm

Tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi xảy ra vào cuối năm trong nền nhiệt lạnh khiến người bệnh dễ nhầm lẫn, không phân biệt được viêm mũi dị ứng và cảm lạnh, cúm.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá