Tòa thánh Tây Ninh - công trình trăm năm của đạo Cao Đài

Quá trình 14 năm xây dựng, Toà thánh không có bản thiết kế, kỹ sư mà được tín đồ thực hiện phần lớn bằng tay không, nhiều vật liệu từ chén, dĩa sành bị vỡ.


Ý tưởng xây Tòa thánh manh nha khi đạo Cao Đài thành lập năm 1926 tại ngôi chùa Gò Kén ở huyện Hòa Thành (nay là thị xã), với mục đích làm tổ đình để bà con giáo dân tụ họp hành lễ. Nhóm nhân sĩ đầu tiên của đạo tới khu rừng ở làng Long Thành, thuộc Hòa Thành (cách TP Tây Ninh 5 km) mua mảnh đất rộng 50 ha của thương nhân người Pháp đặt nền móng cho công trình.


Phối sư Ngọc Hồng Thanh, người quản lý Tòa thánh từ năm 1963 đến nay, cho biết vùng đất xây tổ đình có phong thủy tốt, nằm trên 6 mạch nước ngầm hội tụ, gọi là "lục long phò ấn". Hộ pháp Phạm Công Tắc (một trong những người sáng lập đạo Cao Đài) chọn lựa nơi này xây Toà thánh để "bảo vệ long mạch, trấn yểm giúp người dân, đất nước yên bình".


T\u00f2a th\u00e1nh l\u00fac x\u00e2y d\u1ef1ng v\u00e0 th\u1eddi \u0111i\u1ec3m chu\u1ea9n b\u1ecb t\u1ed5 ch\u1ee9c \u0111\u1ea1i l\u1ec5 100 n\u0103m. \u1ea2nh: T\u01b0 li\u1ec7u - \u0110\u00ecnh V\u0103n<\/em><\/p>"'>

Khởi công năm 1931, Toà thánh thiết kế dài gần 100 m, rộng 22 m, phần cao nhất 36 m, tổng diện tích hơn 2.000 m2. Dù là công trình đồ sộ, song quá trình xây không có bản vẽ thiết kế, kỹ sư xây dựng mà dựa vào sự chỉ đạo của Hộ pháp Phạm Công Tắc. "Từng phần công trình được Đức hộ pháp vẽ trên giấy sau đó đưa cho nhóm thợ làm, sau khi hoàn thành lại vẽ tiếp, công đoạn này diễn ra trong thời gian rất dài", phối sư Thanh nói.


Tòa thánh xây dựng trong bối cảnh vật liệu khan hiếm. Dù được người dân góp sức, song gạch, đá, xi măng không đủ, phải tận dụng nhiều nguyên liệu sẵn có. Để gia cố 156 trụ cột chống đỡ toà thánh, nhóm thợ dùng thêm cây tầm vông, tre từ cánh rừng gần đó đổ bêtông xen lẫn với cốt thép. Trên vách các ô sen thiên nhãn ở bờ tường, phần cát, xi măng được trộn lẫn với khoai, các loại củ để gia cố. Các bức phù điêu, tượng rồng được đắp bằng những mảnh chén, dĩa sành vỡ do người dân mang đến.


Ngoài thiếu thốn về vật liệu, tiến độ công trình còn gặp khó khăn do bị thực dân Pháp cản trở không cho giáo dân tập trung đông người, cấm vận động kinh phí xây dựng. Việc thi công từng dang dở trong 5 năm từ 1941-1946, khi người Pháp san bằng đền thánh làm nơi đậu xe quân sự, còn những chức sắc đứng đầu tôn giáo bị bắt đi đày ở nhiều quốc gia.


Trong các công đoạn, khó nhất là đắp các bức tượng của vị thánh, thần ở trên trần của bát quái đài. Do không có máy móc, giàn giáo sắt nên người dân phải đóng các khung gỗ cao 27 m để làm các bức tượng thay cho việc tạo hình ở dưới đất đưa lên dễ bị vỡ. Quá trình xây dựng, lửa từ ngọn đèn dầu bị đổ đã thiêu cháy quả cầu thiên nhãn làm bằng khung thép bọc vải bên ngoài. Sau này quả cầu được làm mới bằng những tấm nhôm ghép lại với nhau.


Khi khánh thành vào năm 1955, tòa thánh được chia thành ba phần theo hướng từ đông sang tây gồm: Bát quái đài là nơi thờ các vị Thánh, Thần, Tiên, Phật, ở giữa thiên nhãn có hình cầu với hình vẽ một mắt trái, dưới bát quái đài là căn hầm đặt 6 hũ tro cốt của các chức sắc tôn giáo có công khai sáng nền đạo.


Kế đến là cửu trùng đài, tính từ nơi đặt 7 ghế sơn son, thiếp vàng tượng trưng cho một giáo thông, 3 trưởng pháp và 3 đầu sư (hàng cao nhất của hệ thống chức sắc Cao Đài) đến hàng dọc 14 dọc rồng. Phía trên cửu trùng đài có phần mái được gọi là nghinh phong đài.


Phần cuối cùng của toà thánh là hiệp thiêng đài với phần mái phía trên có tháp chuông dùng để báo hiệu khi cúng hay làm lễ. Giữa hai tháp này là thông thiêng đài.


Mỗi chi tiết của công trình mang ý nghĩa đặt biệt như phần thiên nhãn có hình quả địa cầu ở chính giữa toà thánh đường kính 3,33 m gọi là "ba thước, ba tấc, ba phân" để các số cộng lại thành 9, có nghĩa là số lão dương, mang điều lành.


Còn trên phần mái của nghinh phong đài có tượng Long Mã mang Hà Đồ được ghép từ nhiều mảnh chén, dĩa sành bị vỡ chạy từ hướng đông sang tây hàm ý tôn giáo phát triển từ phương đông đến phương tây của thế giới. Đầu Long Mã hướng về phía đông, tức luôn nhìn về cội nguồn.


Bức tranh "Tam Thánh ký hòa ước" gồm danh sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm (Việt Nam), văn sĩ Victor Hugo (Pháp), nhà cách mạng Tôn Dật Tiên (Trung Quốc) được treo nổi bật trước sảnh lối vào Tòa thánh. Đây là những danh nhân nổi tiếng được tín đồ Cao Đài tôn xưng bậc thánh đứng đầu Bạch Vân Động - cõi thiêng liêng trong tín ngưỡng của đạo, đại diện cho tri thức nhân gian.


Theo lịch sử đạo Cao Đài, những người tham gia xây dựng công trình tôn giáo này ăn chay trường với cháo rau đạm bạc, không quan hệ nam nữ trong suốt thời gian thực hiện để giữ sự thanh khiết cho đền thờ.


Ngoài tổ đình, trong khuôn viên Tòa thánh rộng hơn một km2 còn có nhiều công trình mang dấu ấn, điển hình như Báo ân từ thờ các bậc tiền bối nhiều công lao với đạo và các bậc vĩ nhân có công giúp nền văn minh của nhân loại.


Khi thiết kế, Toà thánh được quy hoạch là trung tâm của huyện Hoà Thành, với 90% dân số khoảng 2 triệu người theo đạo Cao Đài. Xung quanh 12 cổng dẫn vào công trình tôn giáo này, nhà dân được xây theo hình bàn cờ với các ngả đường đều hướng về công trình biểu tượng.


Khu chợ Long Hoa, cách Toà thánh 3 km cũng được dựng lên để người dân có nơi buôn bán, tìm kế sinh nhai vững tâm hướng đạo. Chợ được thiết kế vuông vức bao bọc bởi tám cửa, tứ phương tám hướng theo hình bát quái để trừ yêu, diệt tà, mang lại sinh khí tốt.


Ngoài kinh tế, Cao Đài còn xây nhiều trường học, bệnh xá xung quanh. Để tự vệ trong chiến tranh, người đứng đầu đạo còn lập quân đội với quy mô 3.000 người vào năm 1941, tăng lên 8 lần vào 1954 trước khi giải tán một năm sau.


Dù chỉ dựa vào sức người, không có bất kì thiết bị hỗ trợ hay thiết kế xây dựng, song từ khi hoàn thành đến nay, công trình vẫn rất kiên cố, vững bền. Tòa thánh chưa từng được tu sửa mà chỉ sơn lại ba lần cách nhau khoảng 20 năm, đợt gần nhất vào năm trước với 500 người làm việc liên tục trong 6 tháng.


"Chính ý trời cùng sức người đã giúp hình thành nên Toà thánh như bây giờ", phối sư Ngọc Hồng Thanh nói.


Là thánh địa lớn nhất của tôn giáo với hơn 2,4 triệu tín đồ (xếp thứ 4 trong 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận), hàng năm Tòa thánh đón hàng triệu lượt khách tham quan. Dịp Đại lễ vía Đức Chí Tôn mùng 9 tháng Giêng và Hội Yến Diêu Trì Cung rằm tháng 8 mỗi năm thu hút nhiều tín đồ hành hương về đây.


Đình Văn









Toa thanh Tay Ninh - cong trinh tram nam cua dao Cao Dai


Qua trinh 14 nam xay dung, Toa thanh khong co ban thiet ke, ky su ma duoc tin do thuc hien phan lon bang tay khong, nhieu vat lieu tu chen, dia sanh bi vo.

Tòa thánh Tây Ninh - công trình trăm năm của đạo Cao Đài

Quá trình 14 năm xây dựng, Toà thánh không có bản thiết kế, kỹ sư mà được tín đồ thực hiện phần lớn bằng tay không, nhiều vật liệu từ chén, dĩa sành bị vỡ.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá