Thừa Thiên Huế cần thực hiện ~bước nhảy~ trong phát triển kinh tế xã hội

Làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, tỉnh cần quyết tâm thực hiện "bước nhảy", tạo sự thay đổi về chất trong phát triển kinh tế - xã hội.


Chiều 29/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về phát triển kinh tế - xã hội và tình hình triển khai các nghị quyết quan trọng.


Nhiều kết quả vượt bậc


Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về kết quả phát triển kinh tế - xã hội; tình hình triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế, thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế giai đoạn 2023-2025; công tác chuẩn bị chăm lo Tết cho nhân dân.


Theo Chủ tịch Quốc hội, năm 2024, Thừa Thiên Huế đã đạt được nhiều kết quả vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội, có 13/15 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch; tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 8,15%...


Đời sống của người dân được nâng cao, an sinh xã hội được quan tâm, nhất là ở địa bàn miền núi; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,4%.


Lĩnh vực văn hóa - giáo dục được quan tâm đầu tư phát triển; quốc phòng an ninh được giữ vững, quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế mở rộng và đi vào chiều sâu.


Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, đánh giá sau gần 3 năm thực hiện Nghị quyết 38 của Quốc hội, với 6 nhóm chính sách đặc thù liên quan đến quản lý tài chính, ngân sách nhà nước đã tạo "cú hích" trong đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn Thừa Thiên Huế.


"Toàn tỉnh đã rất nỗ lực, phối hợp các cấp có thẩm quyền trình Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế giai đoạn 2023-2025.


Đây không chỉ là một quyết sách quan trọng mang tầm quốc gia, mà còn là sự ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực, kiên trì phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thừa Thiên Huế trong chặng đường gần 30 năm qua", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.


Bên cạnh kết quả đạt được, các thành viên đoàn công tác của Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ ra những khó khăn, tồn tại mà Thừa Thiên Huế đang phải đối mặt. Quy mô kinh tế của tỉnh còn nhỏ, GRDP bình quân đầu người thấp; tốc độ tăng trưởng của Huế còn khiêm tốn so với các địa phương chưa lên thành phố; du lịch, dịch vụ chưa phát triển tương xứng với tiềm năng; việc triển khai Nghị quyết 38 còn khiêm tốn, chưa thực sự tạo động lực phát triển đột phá cho tỉnh.


Cần đặt mục tiêu tăng trưởng 2 con số


Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Thừa Thiên Huế tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để đẩy mạnh phát triển kinh tế, tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiện đại và bền vững; thực hiện tốt kế hoạch đầu tư công 2025, đẩy nhanh các dự án trọng điểm, các chương trình mục tiêu quốc gia


Thừa Thiên Huế cần quyết tâm thực hiện "bước nhảy", tạo sự thay đổi về chất trong phát triển kinh tế - xã hội.


Theo Chủ tịch Quốc hội, dù đã lên thành phố trực thuộc Trung ương, nhưng Huế cần phải thẳng thắn nhìn nhận thực chất vị trí của mình trên bản đồ phát triển của cả nước. Từ đó, đưa ra giải pháp quyết liệt hơn, nhất là trong xây dựng văn kiện Đại hội và mục tiêu, chỉ tiêu nhiệm kỳ tới.


Thừa Thiên Huế phải đặt mục tiêu tăng trưởng 2 con số, đồng thời xác định rõ các động lực tăng trưởng chính cũng như cách thức thực hiện để đạt được mục tiêu đặt ra.


Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, kỳ họp Quốc hội thứ 8 đã có nhiều quyết sách mang tính đột phá, với tầm nhìn dài hạn. Huế cần tận dụng được các chính sách mang tính chiến lược để xây dựng nghị quyết triển khai theo tinh thần địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm; bắt nhịp được vào sự chuyển đổi lớn, phát triển mới của đất nước hiện nay.


Chủ tịch Quốc hội yêu cầu thực hiện hiệu quả Quy hoạch chung đô thị thành phố Huế, hoàn thiện quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi quần thể di tích Cố đô Huế một cách bài bản, đồng bộ, trở thành một đô thị thông minh, hiện đại, nhưng vẫn giữ hồn cốt, bản sắc riêng của vùng đất cố đô.


Đầu tư phát triển, khai thác hiệu quả thế mạnh, xây dựng thành phố Huế thành trung tâm lớn về: giáo dục - đào tạo, văn hóa - du lịch, khoa học - công nghệ, y tế. Huế cần chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, bảo đảm kết nối thông suốt, liên tỉnh, liên vùng và quốc tế; đẩy mạnh phát triển hạ tầng chuyển đổi số.


Chủ tịch Quốc hội đề nghị Thừa Thiên Huế tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 20 theo Chỉ thị của Bộ Chính trị.


Thừa Thiên Huế vừa đồng thời thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, vừa phải nhanh chóng kiện toàn hệ thống chính quyền các cấp sau khi lên Trung ương và sắp xếp đơn vị hành chính, đảm bảo sự thống nhất, liên thông trong quản lý nhà nước.


"Thời gian gấp rút, công việc nặng nề, nhưng cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo theo tinh thần của Trung ương, bảo đảm bộ máy tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.


Tỉnh phải có giải pháp quyết liệt để xử lý vấn đề trụ sở, tài sản dôi dư, có chính sách đối với cán bộ sau sắp xếp để tạo đồng thuận trong quá trình thực hiện", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu.









Thua Thien Hue can thuc hien "buoc nhay" trong phat trien kinh te xa hoi


Lam viec voi Ban Thuong vu Tinh uy Thua Thien Hue, Chu tich Quoc hoi nhan manh, tinh can quyet tam thuc hien "buoc nhay", tao su thay doi ve chat trong phat trien kinh te - xa hoi.

Thừa Thiên Huế cần thực hiện "bước nhảy" trong phát triển kinh tế xã hội

Làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, tỉnh cần quyết tâm thực hiện "bước nhảy", tạo sự thay đổi về chất trong phát triển kinh tế - xã hội.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá