Thông tin như ~thức ăn nhanh~, cách để trẻ học tiếng Anh nhanh và chất

Trẻ em có thể đang bị đắm chìm trong "biển" thông tin dẫn đến học tiếng Anh không hiệu quả. Giải pháp nào để tiếng Anh không trở thành "thức ăn nhanh", "mì ăn liền"?


Diễn giả Hà Đặng Như Quỳnh (người sở hữu IELTS 9.0 Overall) cùng hơn 800 giáo viên TPHCM đã cùng nhau "giải mã" phương pháp này trong buổi tập huấn chuyên sâu do Trung tâm Thông tin và Chương trình giáo dục (Sở GD&ĐT TPHCM) vừa phối hợp tổ chức.


Giải quyết "mớ bòng bong" thông tin


Diễn giả Hà Đặng Như Quỳnh, nghiên cứu sinh tiến sĩ Giáo dục học tại Đại học Reading (Anh quốc), Giám đốc học thuật DOL English, đã chỉ ra một thực trạng: Trước đây, thầy cô giới thiệu từ vựng, học sinh chỉ biết ghi nhớ kiến thức, ít có cơ hội mở rộng, song, lại học rất nhẹ nhàng.


Còn ngày nay, người học tiếng Anh có vô vàn kênh tiếp cận kiến thức, từ sách vở, trường lớp đến internet, ứng dụng học tập… Điều này mang đến nguồn thông tin phong phú, đa dạng, nhưng cũng khiến người học dễ bị "ngợp" trong "mớ bòng bong" kiến thức khổng lồ.


"Thời đại bùng nổ thông tin mang đến lợi thế lớn, nhưng cũng tạo ra thách thức không nhỏ. Học sinh đang phải "bơi", thậm chí, "chìm đắm" trong nguyên một "mớ bòng bong" thông tin trên mạng. Do đó, đòi hỏi học tiếng Anh phải có khả năng tiếp thu, chắc lọc kiến thức và rèn luyện tư duy, hệ thống hóa thông tin một cách logic, thông minh để có thể nhớ lâu hơn", diễn giả chia sẻ.


Nữ nghiên cứu sinh ví von một cách dễ hiểu: "Thông tin tràn lan như "thức ăn nhanh", tiêu thụ thì nhanh nhưng rồi cũng chóng quên". Để giải quyết vấn đề này, theo cô, cần có giải pháp giúp người học tư duy để nhớ lâu, nhớ sâu và sử dụng thông tin một cách bền vững.


Phân tích nhược điểm của phương pháp học truyền thống, người sở hữu IELTS 9.0 Overall chỉ ra rằng điểm yếu là cách tích lũy kiến thức thiếu hệ thống, học từ vựng ngẫu nhiên dẫn đến khó nhớ, khó truy xuất và khó vận dụng.


Từ đó, cô giới thiệu phương pháp Linearthinking và giải pháp Mental model (Tư duy hệ thống hóa kiến thức) như một "chìa khóa" để học tiếng Anh hiệu quả.


Theo cô, phương pháp Linearthinking giúp học sinh học tiếng Anh theo hướng logic hiệu quả, ít bị phụ thuộc vào việc học thuộc lòng. Đồng thời, hướng dẫn các em xây dựng các kiểu tư duy như: Tư duy hệ thống, tư duy đơn giản hóa, tư duy kết nối và tư duy cụ thể hóa.


Với Linearthinking, học sinh sẽ biết cách liên kết từ vựng và ngữ pháp thành hệ thống, từ đó nâng cao khả năng xử lý thông tin khi nghe, đọc, nói và viết.


Đừng để học tiếng Anh trở thành gánh nặng


Trước những trăn trở của giáo viên về việc dạy tiếng Anh hiệu quả trong các lớp học đông học sinh như tại TPHCM, Nghiên cứu sinh Như Quỳnh thừa nhận đây là một thách thức lớn, đặc biệt đối với việc rèn luyện kỹ năng nói và viết - những kỹ năng cần được sửa sai và phản hồi cá nhân.


Trong lớp học đông, giáo viên khó có thể theo sát tiến trình học của từng em và học sinh cũng ít có cơ hội thực hành giao tiếp.


"Giải pháp quan trọng ở đây là cần xây dựng cho học sinh khả năng tự học và tự điều chỉnh. Thay vì chỉ dạy kiến thức, giáo viên tiếng Anh nên tập trung rèn luyện tư duy học tập, giúp học sinh biết cách tư duy, tra cứu, ghi nhớ và áp dụng kiến thức một cách chủ động", cô trả lời.


Chuyên gia này cũng cho rằng việc dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học có lợi thế riêng. Khi các em là "trang giấy trắng", chưa bị ảnh hưởng bởi những thói quen học sai hoặc học mẹo, học sinh có thể được hướng dẫn từ đầu theo một phương pháp bài bản, khoa học và đúng đắn.


Do đó, khi dạy học sinh tiểu học, giáo viên tiếng Anh lưu ý việc thiết kế bài học cần được đơn giản hóa về mặt ngôn ngữ và tư duy, đồng thời tạo hứng thú bằng cách lồng ghép trò chơi, hình ảnh sinh động hoặc hoạt động tương tác cao để các em dễ tiếp thu và không cảm thấy học tiếng Anh là một gánh nặng.


Tương tự, thay vì học từ vựng theo kiểu liệt kê ngẫu nhiên, các em có thể được hướng dẫn tư duy hệ thống hóa từ vựng ngay từ đầu để việc ghi nhớ trở nên logic và bền vững hơn.


Một vấn đề khác được nêu ra tại hội nghị là trẻ em nên học tiếng Anh bao nhiêu tiếng mỗi ngày? Theo Như Quỳnh, thời lượng học nên phù hợp với độ tuổi và tâm lý của trẻ.


"Với học sinh tiểu học, tôi cho rằng không nên ngồi học quá 2 tiếng mỗi ngày. Quan trọng hơn cả là tạo cơ hội cho các em tiếp xúc tiếng Anh một cách tự nhiên thông qua trò chơi, hoạt động hàng ngày, hoặc xem video phù hợp.


Đối với học sinh bậc THCS, có thể nâng thời lượng học lên một chút nhưng tuyệt đối tránh tình trạng học nhồi nhét, biến tiếng Anh thành môn học thuộc lòng gây áp lực", diễn giả khuyến cáo.


Chốt lại vấn đề, diễn giả Hà Đặng Như Quỳnh nhấn mạnh để học tiếng Anh tốt, cốt lõi vẫn là tạo môi trường tiếp xúc đều đặn, khơi gợi sự tò mò, hứng thú và khả năng tư duy khi học ngôn ngữ.


Nỗ lực nâng cao năng lực tiếng Anh cho học sinh TPHCM


Ông Võ Thiện Cang, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Chương trình giáo dục, Sở GD&ĐT TPHCM, chia sẻ chương trình tập huấn nhằm góp phần thực hiện Kết luận 91 của Bộ Chính trị về tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.


Ông nhận định, hành trình rất khó khăn và nhiều thách thức, song, các thầy cô sẽ có nhiều cách vượt qua và chinh phục nó.


Buổi tập huấn là dịp để giáo viên tiếng Anh cùng nhau ngồi lại, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng, tận dụng những nguồn lực và nắm bắt cơ hội để giúp trẻ mẫu giáo và các em học sinh phổ thông của TPHCM học và áp dụng tiếng Anh thật hiệu quả.









Thong tin nhu "thuc an nhanh", cach de tre hoc tieng Anh nhanh va chat


Tre em co the dang bi dam chim trong "bien" thong tin dan den hoc tieng Anh khong hieu qua. Giai phap nao de tieng Anh khong tro thanh "thuc an nhanh", "mi an lien"?

Thông tin như "thức ăn nhanh", cách để trẻ học tiếng Anh nhanh và chất

Trẻ em có thể đang bị đắm chìm trong "biển" thông tin dẫn đến học tiếng Anh không hiệu quả. Giải pháp nào để tiếng Anh không trở thành "thức ăn nhanh", "mì ăn liền"?
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá