Sắp xếp tổ chức quân sự cấp tỉnh theo đơn vị hành chính sau sáp nhập

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết Quân ủy Trung ương sẽ sắp xếp bộ chỉ huy quân sự và bộ đội biên phòng từng địa phương theo các tỉnh sau sáp nhập.


Sáng 2/4, Quân ủy Trung ương họp cho ý kiến vào Đề án tổ chức quân sự địa phương tinh, gọn, mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.


Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, việc sắp xếp tổ chức quân sự và bộ đội biên phòng địa phương được thực hiện dựa trên nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, bảo đảm "tinh - gọn - mạnh", hiệu lực, hiệu quả. Cơ quan, đơn vị trong quân đội cần giảm đầu mối trung gian, là nòng cốt trong đường lối quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân và bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.


Việc sắp xếp kế thừa có chọn lọc kinh nghiệm tổ chức cơ quan quân sự địa phương, bộ đội biên phòng tỉnh qua các thời kỳ và truyền thống lịch sử; hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời bình, sẵn sàng mở rộng lực lượng trong mọi tình huống. "Quá trình điều chỉnh bảo đảm thận trọng, kỹ lưỡng, khoa học, phù hợp với đặc thù, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Quân đội", Tổng Bí thư nêu rõ.


Sau khi sắp xếp tổ chức quân sự và bộ đội biên phòng địa phương, Tổng Bí thư yêu cầu quá trình điều chỉnh phù hợp với đường lối quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân, chiến lược bảo vệ Tổ quốc, chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia; đảm bảo sự chỉ huy thống nhất trong xây dựng khu vực phòng thủ liên hoàn, vững chắc, giữ được ổn định. Đơn vị sau điều chỉnh bảo đảm hoàn thành tốt hơn chức năng, nhiệm vụ được giao.


Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất, sửa đổi bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan lĩnh vực quân sự, quốc phòng; tổ chức của ban chỉ huy quân sự xã, phường phù hợp với quy mô đơn vị hành chính sau sắp xếp và điều kiện phát triển kinh tế xã hội hiện nay.


Sau khi Bộ Chính trị thông qua Đề án, Quân ủy Trung ương tập trung chỉ đạo xây dựng Nghị quyết để thực hiện; đồng thời chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu điều chỉnh bổ sung về nghệ thuật chiến tranh nhân dân, tác chiến khu vực phòng thủ, hệ thống tài liệu huấn luyện phù hợp với tổ chức biên chế mới.


Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng, cho biết Thường vụ Quân ủy Trung ương đã họp cho ý kiến nhiều lần, hoàn thiện dự thảo Đề án. Bộ Quốc phòng cũng đã chủ động định hướng, giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị nghiên cứu, đề xuất phương án tổ chức quân sự địa phương sau khi giảm đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, không tổ chức cấp huyện.


Hôm 28/3, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết Trung ương sẽ họp và tính toán phương án sắp xếp tinh gọn bộ máy vào đầu tháng 4. Dự kiến, cả nước sẽ còn khoảng 34 tỉnh, thành phố sau khi sắp xếp từ 63 địa phương; không còn đơn vị hành chính cấp huyện; sáp nhập còn khoảng 5.000 đơn vị hành chính cấp xã.


11 đơn vị hành chính cấp tỉnh dự kiến giữ nguyên, bao gồm Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. 52 địa phương còn lại, bao gồm cả 4 thành phố trực thuộc Trung ương là TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ, thuộc diện phải sắp xếp.


Theo TTXVN









Sap xep to chuc quan su cap tinh theo don vi hanh chinh sau sap nhap


Tong Bi thu To Lam cho biet Quan uy Trung uong se sap xep bo chi huy quan su va bo doi bien phong tung dia phuong theo cac tinh sau sap nhap.

Sắp xếp tổ chức quân sự cấp tỉnh theo đơn vị hành chính sau sáp nhập

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết Quân ủy Trung ương sẽ sắp xếp bộ chỉ huy quân sự và bộ đội biên phòng từng địa phương theo các tỉnh sau sáp nhập.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá