NSND Trần Bình: ~Nhiều nghệ sĩ gạo cội hát mà không đòi cát-xê~

Theo NSND Trần Bình, khi tổ chức chương trình nghệ thuật "Ký ức Trường Sơn", nhiều NSND như Trung Đức, Thu Hiền mong muốn nhiều bài mà không màng đến cát-xê.


Ngày 14/4, tại Hà Nội, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã giới thiệu những chương trình biểu diễn nghệ thuật của các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).


NSND Nguyễn Xuân Bắc - Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn - cho biết, hơn 1.500 nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công của 12 đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch sẽ tỏa đi khắp các tỉnh, thành phố biểu diễn phục vụ nhân dân vào dịp này.


Theo NSND Nguyễn Xuân Bắc, đây là đợt ra quân khí thế và hào hứng của các đơn vị nghệ thuật, với những chương trình được chuẩn bị kỹ, dàn dựng công phu, có giá trị nghệ thuật cao, truyền tải thông điệp ý nghĩa.


"Những chương trình nghệ thuật của các đơn vị dịp này bên cạnh mục tiêu bảo tồn, phát huy văn hóa, nghệ thuật truyền thống còn hướng tới mục tiêu phát triển du lịch, quảng bá, tuyên truyền các loại hình nghệ thuật truyền thống Việt Nam đến với du khách trong và ngoài nước.


Đồng thời, các chương trình nghệ thuật cũng tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới của đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", NSND Xuân Bắc nhận định.


NSƯT Quỳnh Trang - Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam - cho biết, đơn vị này đã chuẩn bị từ nhiều tháng nay để giới thiệu với công chúng chương trình nghệ thuật đặc biệt Ký ức Trường Sơn, biểu diễn ngày 27/4 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội.


NSND Trần Bình - Tổng đạo diễn Ký ức Trường Sơn - cho biết, chương trình rất đặc biệt và có ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 50 năm non sông, đất nước nối liền một dải.


Theo đó, chương trình kéo dài 85 phút, chia làm 3 chương: Chia cắt, Vì miền Nam ruột thịt - xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, Tri ân.


"Chương trình có nhiều nghệ sĩ như: NSND Trung Đức, NSND Thu Hiền, NSND Quang Thọ... tham gia. Họ là những nghệ sĩ đã trải qua chiến tranh nên với họ, tiếng hát cũng là một thứ vũ khí. Tiếng hát có thể lan tỏa tình yêu, nguồn động lực tinh thần vô cùng mạnh mẽ cho người lính, thậm chí vào thời khắc sinh tử của đời người.


Các nghệ sĩ gạo cội muốn hát nhiều bài hát hay, ý nghĩa mà không đòi hỏi cát-xê. Tôi cũng phải bố trí hợp lý để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của họ", NSND Trần Bình cho hay.


Chuỗi chương trình nghệ thuật mừng 50 năm ngày đất nước thống nhất không chỉ là hoạt động kỷ niệm, mà còn là dịp để văn hóa nghệ thuật khơi dậy niềm tự hào dân tộc, hun đúc tinh thần yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam hôm nay và mai sau.


Nhà hát Kịch Việt Nam biểu diễn 2 vở kịch về hình tượng Bác Hồ: Người đi dép cao su (ngày 27/4 và 17/5), Đêm trắng (ngày 18,19 và 24/5) tại Nhà hát Kịch Việt Nam.


Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam tổ chức hòa nhạc đặc biệt kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước vào 20h ngày 21/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, với sự tham gia của nhạc trưởng Honna Tetsuji (Nhật Bản) và tài năng piano quốc tế Nguyễn Việt Trung.


Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam tổ chức hòa nhạc giao hưởng dân tộc - thính phòng Bài ca chiến thắng vào 20h ngày 25/4, tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ, các tiết mục tôn vinh tinh thần chiến thắng và khát vọng thống nhất dân tộc.


Liên đoàn Xiếc Việt Nam biểu diễn chương trình Non sông ngày thống nhất, có sự kết hợp xiếc với hình tượng người lính, chiến sĩ biên cương và ngày đại thắng... được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc phòng ngày 25/4 và biểu diễn từ ngày 26/4 đến 4/5, tại Rạp Xiếc Trung ương.


Nhà hát Tuổi Trẻ biểu diễn vở nhạc kịch Lửa từ Đất, ca ngợi sự ra đời của Đảng bộ TP Hà Nội và những người con Thủ đô trong kháng chiến, vào 20h ngày 26/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô.


Nhà hát Chèo Việt Nam biểu diễn các vở chèo kinh điển Quan Âm Thị Kính, Dây tràng hạt diệu kỳ, Bắc Lệ đền thiêng tại Rạp Kim Mã và lưu diễn nhiều địa phương.


Nhà hát Tuồng Việt Nam biểu diễn vở diễn Tình mẹ tại Rạp Hồng Hà, ngày 19 và 26/4.


Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam tổ chức đêm nhạc Ký ức Trường Sơn ngày 27/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, quy tụ nhiều giọng ca gạo cội như NSND Thanh Hoa, NSND Thu Hiền, NSND Quang Thọ, NSND Trung Đức, NSND Quốc Hưng…


Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc sẽ đến với Huế vào ngày 30/4, biểu diễn chương trình Việt Nam vang khúc khải hoàn và lưu diễn tại nhiều tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng trong tháng 4 và 5 với vở nhạc kịch Đi về phía mặt trời.


Nhà hát Múa rối Việt Nam mang Âm vang đồng quê đến với Phú Quốc (Kiên Giang) vào ngày 28, 29/4 và 1/5.


Nhà hát Cải lương Việt Nam thực hiện Hành trình biên giới 2025, đưa nghệ thuật cải lương đến phục vụ chiến sĩ và nhân dân huyện Si Ma Cai (Lào Cai), từ ngày 18 đến ngày 20/4.


Hoành tráng nhất là chương trình Mùa xuân thống nhất diễn ra tối 29/4, tại phía trước Hội trường Thống Nhất (quận 1, TPHCM), với sự tham gia của hơn 1.000 nghệ sĩ, diễn viên, với những tiết mục được dàn dựng mãn nhãn. Đây là chương trình sử thi kết hợp nghệ thuật đương đại.









NSND Tran Binh: "Nhieu nghe si gao coi hat ma khong doi cat-xe"


Theo NSND Tran Binh, khi to chuc chuong trinh nghe thuat "Ky uc Truong Son", nhieu NSND nhu Trung Duc, Thu Hien mong muon nhieu bai ma khong mang den cat-xe.

NSND Trần Bình: "Nhiều nghệ sĩ gạo cội hát mà không đòi cát-xê"

Theo NSND Trần Bình, khi tổ chức chương trình nghệ thuật "Ký ức Trường Sơn", nhiều NSND như Trung Đức, Thu Hiền mong muốn nhiều bài mà không màng đến cát-xê.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá