Nguyên nhân trẻ bị động kinh

Trẻ có thể bị động kinh do yếu tố di truyền, tổn thương não hoặc đơn thuần là triệu chứng khi sốt cao.


Động kinh là bệnh lý thần kinh xảy ra do sự phóng điện bất thường, quá mức của các tế bào thần kinh trong não, dẫn đến co giật, rối loạn hành vi hoặc mất ý thức. Bệnh thường gặp ở trẻ em. Theo BS.CKI Nguyễn Tấn Sang, Khoa Thần kinh, Trung tâm Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, khoảng 40% trường hợp động kinh xuất hiện trước 10 tuổi, nhưng phổ biến ở trẻ 1-3 tuổi - thời kỳ não phát triển mạnh. Nếu không được phát hiện và can thiệp sớm, trẻ bị động kinh có nguy cơ chậm phát triển trí tuệ, bại não.


Bác sĩ Sang giải thích nguyên nhân gây động kinh có thể xuất phát từ các tổn thương não trước, trong và sau sinh do thai phụ bị chấn thương, nhiễm độc chì hoặc thai nhi thiếu oxy khi sinh. Bệnh cũng có thể xảy ra do biến chứng khi sinh như chấn thương đầu, bất thường trong quá trình hình thành não trước khi sinh, nhiễm trùng não hoặc thay đổi bẩm sinh trong cấu trúc di truyền. Trẻ sinh non, nhẹ cân dưới 2,5 kg, ngạt thở sau sinh, mắc các bệnh như viêm não, viêm màng não cũng có nguy cơ cao tiến triển thành động kinh. Sốt cao co giật kéo dài ở trẻ nhỏ không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể trở thành yếu tố kích hoạt bệnh. Chấn thương sọ não, đột quỵ, khối u não, não úng thủy cũng góp phần gây ra động kinh cho trẻ.


Đôi khi động kinh xuất hiện ngẫu nhiên mà không có nguyên nhân rõ ràng. Trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu thành viên trong gia đình có tiền sử động kinh, từng bị nhiễm trùng não, chấn thương đầu hoặc mắc các rối loạn thần kinh khác.


Để phòng ngừa động kinh cho trẻ, bác sĩ Sang khuyến cáo thai phụ cần tránh tác nhân gây hại như chất độc, nhiễm trùng, đảm bảo trẻ sinh ra an toàn, không thiếu oxy. Sau sinh, trẻ cần được điều trị kịp thời các bệnh lý như viêm não, sốt cao co giật nếu xảy ra.


Triệu chứng động kinh ở trẻ đa dạng, có thể là đột ngột ngã khuỵu, co giật toàn thân, sùi bọt mép, mắt trợn ngược hoặc chỉ nhìn chằm chằm, ngừng hoạt động vài giây - dấu hiệu của cơn vắng ý thức. Một số trẻ bị rối loạn cảm giác như cảm giác kim châm, chóng mặt, ù tai, có hành vi tự động như nhai, liếm môi không kiểm soát.


Khi trẻ lên cơn động kinh, phụ huynh cần bình tĩnh, đặt trẻ nằm nghiêng, nới lỏng quần áo, lưu ý không nhét vật cứng vào miệng để tránh ngạt thở. Nếu trẻ có cơn co giật lặp lại, hành vi bất thường không rõ nguyên nhân hoặc chậm phát triển so với bạn cùng lứa, phụ huynh nên đưa con đến cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị kịp thời


Bác sĩ thường dùng điện não đồ EEG để phát hiện sóng kịch phát đặc hiệu, kết hợp xét nghiệm máu, chụp cộng hưởng từ (MRI) để tìm nguyên nhân, chẩn đoán bệnh. Trẻ bị động kinh khi ngủ cũng có thể được chẩn đoán bằng đo đa ký giấc ngủ. Điều trị bệnh cho trẻ chủ yếu là dùng thuốc chống động kinh để kiểm soát cơn co giật. Nếu trẻ bị kháng thuốc, bác sĩ có thể can thiệp phẫu thuật cắt bỏ vùng não sinh động kinh, cấy thiết bị như kích thích não sâu, kích thích dây thần kinh phế vị.


Phương Phạm


Độc giả gửi câu hỏi về bệnh thần kinh tại đây để bác sĩ giải đáp







Nguyen nhan tre bi dong kinh


Tre co the bi dong kinh do yeu to di truyen, ton thuong nao hoac don thuan la trieu chung khi sot cao.

Nguyên nhân trẻ bị động kinh

Trẻ có thể bị động kinh do yếu tố di truyền, tổn thương não hoặc đơn thuần là triệu chứng khi sốt cao.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá