Làm gì để phòng bệnh gan?

Ăn uống lành mạnh, cân nặng hợp lý, khám sức khỏe định kỳ, tiêm vaccine phòng viêm gan góp phần bảo vệ gan, phòng tránh bệnh.


ThS.BS Phạm Khắc Nghiêm, Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết các bệnh về gan ngày càng phổ biến. Triệu chứng khó phát hiện ở giai đoạn đầu, rõ rệt hơn khi tiến triển đến giai đoạn muộn.


Mặc dù gan có khả năng tự tái tạo nhưng không hiệu quả khi gan tổn thương nặng, xuất hiện nhiều biến chứng nghiêm trọng. Bác sĩ Nghiêm khuyến cáo mọi người chủ động bảo vệ gan bằng những cách dưới đây.


Duy trì cân nặng hợp lý: Người thừa cân, béo phì có nguy cơ cao mắc các bệnh gan do chuyển hóa, còn gọi là bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Giảm cân hỗ trợ giảm mỡ và áp lực lên gan giúp cải thiện viêm gan, xơ hóa gan.


Chế độ ăn khoa học: Thực phẩm giàu carbohydrate đã qua chế biến, nhiều đường, chất béo bão hòa, thịt đỏ... không tốt cho gan. Chế độ ăn hàng ngày cần lành mạnh, bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả tươi, sữa ít béo, dầu thực vật, các loại hạt, cá chứa chất béo không bão hòa đơn hoặc đa...


Uống nhiều nước: Cung cấp nước để đảm bảo các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể diễn ra ổn định, đào thải độc tố.


Tập thể dục thường xuyên: Theo bác sĩ Khiêm, phương pháp điều trị và dự phòng bệnh gan nhiễm mỡ bằng tập luyện thể dục luôn được đánh giá cao. Mỗi người nên duy trì tập aerobic 30-60 phút mỗi ngày ngày, 3-5 ngày một tuần, kết hợp các bài tập kháng trở (bài tập có sức cản từ dụng cụ hay lực từ bên ngoài tác động ngược hướng với chuyển động của cơ thể) 20-30 phút trong ngày với tần suất 2-3 ngày mỗi tuần.


Không uống rượu: Uống rượu thường xuyên làm tăng khả năng mắc viêm gan cấp tính, suy gan cấp, xơ gan do rượu. Người uống nhiều rượu dễ xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, ung thực quản, cổ trướng, bệnh lý não gan... Mọi người không nên uống rượu. Nếu phải uống, nam giới không tiêu thụ quá hai ly rượu mỗi ngày, nữ ít hơn một ly mỗi ngày, tránh gan làm việc quá tải.


Đi khám ngay nếu có tiếp xúc với máu người khác: Các virus viêm gan như HBV, HCV thường lây truyền qua đường máu. Người tiếp xúc trực tiếp với máu của người khác nên sớm đi khám để làm các xét nghiệm, tránh phơi nhiễm.


Quan hệ tình dục an toàn: Virus viêm gan B (HBV), virus viêm gan C (HCV) có thể lây truyền qua đường tình dục khi dịch tiết sinh dục của người mang virus xâm nhập vào cơ thể người chưa bị nhiễm. Người trưởng thành nên quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi, quan hệ một vợ một chồng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.


Tiêm phòng vaccine viêm gan virus: Hiện, thế giới mới chỉ có vaccine cho virus viêm gan A, virus viêm gan B. Theo bác sĩ Khiêm, chiến lược tiêm chủng mở rộng những năm gần đây góp phần giảm tỷ lệ nhiễm viêm gan virus B, nhất là nhóm trẻ em dưới 5 tuổi.


Khám sức khỏe định kỳ: Bệnh về gan thường không gây ra triệu chứng cho đến khi tiến triển đến giai đoạn muộn. Khám sức khỏe định kỳ để làm xét nghiệm máu, xét nghiệm sàng lọc bệnh gan. Phát hiện sớm các tổn thương gan có thể hỗ trợ kiểm soát, đẩy lùi bệnh.


Tránh tiếp xúc với độc tố: Gan đảm nhận chức năng chuyển hóa và thải trừ các chất ngoại lai ra khỏi cơ thể. Bác sĩ Khiêm khuyến cáo mọi người không ăn thực phẩm nấm mốc, nhất là ngũ cốc. Sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ định, không uống quá liều hoặc kết hợp sai thuốc để tránh dẫn đến hoại tử tế bào gan và nhiều vấn đề đáng lo ngại khác.


Lê Thùy


Độc giả đặt câu hỏi bệnh tiêu hóa tại đây để bác sĩ giải đáp







Lam gi de phong benh gan?


An uong lanh manh, can nang hop ly, kham suc khoe dinh ky, tiem vaccine phong viem gan gop phan bao ve gan, phong tranh benh.

Làm gì để phòng bệnh gan?

Ăn uống lành mạnh, cân nặng hợp lý, khám sức khỏe định kỳ, tiêm vaccine phòng viêm gan góp phần bảo vệ gan, phòng tránh bệnh.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá