`Hormone đói` ảnh hưởng đến cân nặng thế nào

Ghrelin còn được gọi là "hormone đói", có vai trò điều chỉnh cảm giác đói và no trong cơ thể, ảnh hưởng đến thói quen ăn uống, cân nặng.


Hormone ghrelin do dạ dày sản xuất là chính, một số ít được tổng hợp từ ruột, não và tụy. Thạc sĩ, bác sĩ Trần Đình Mạnh Long, Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết ghrelin có nhiều chức năng nhưng quan trọng nhất là điều chỉnh các quá trình tiêu hóa, bao gồm hoạt động của dạ dày, ruột non, cảm giác đói và no trong cơ thể. Ghrelin thường tăng lên khi dạ dày trống rỗng và giảm khi đã no.


Hormone ghrelin có tác dụng kích thích thèm ăn, thúc đẩy cơ thể tiêu thụ nhiều thức ăn hơn, hấp thụ nhiều calo và lưu trữ chất béo. Nồng độ ghrelin tăng cao khiến một người đói cồn cào. Ngược lại, khi nồng độ ghrelin thấp, cảm giác no tăng lên, giảm thèm ăn.


Theo bác sĩ Long, mức độ ghrelin tăng lên nếu một người thường xuyên ăn ít hoặc nhịn ăn. Điều này lý giải vì sao những người ăn kiêng quá mức luôn cảm thấy đói. Một số thói quen ăn kiêng khoa học có thể giúp kiểm soát "hormone đói" như dùng nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chưa qua chế biến, nhiều chất xơ, protein nạc từ trứng, cá, thịt gà. Giảm nồng độ ghrelin có thể hỗ trợ quá trình giảm cân.


Ghrelin được tiết ra nhiều hơn để phản ứng với các tình huống căng thẳng. Do đó, nhiều người có xu hướng ăn nhiều hơn, nhất là đồ ngọt khi stress. Chu kỳ căng thẳng càng kéo dài, hormone đói càng kích thích cảm giác thèm ăn vặt hoặc ăn nhiều. Ghrelin có vai trò hỗ trợ tuyến yên sản xuất hormone thùy trước ảnh hưởng đến insulin, tác động tích cực đối với sức khỏe tim mạch.


Để giảm nồng độ hormone ghrelin, người béo phì, thừa cân nên kiểm soát lượng fructose (nguồn năng lượng dự trữ trong các loại trái cây và thực phẩm tự nhiên) nạp vào cơ thể. Bởi tiêu thụ lượng fructose lớn có gây tăng nồng độ ghrelin, thúc đẩy ăn nhiều hơn trong bữa chính nhưng cảm thấy đói nhanh sau đó. Đồng thời người thừa cân nên kiểm soát stress để tránh tăng hormone này.


Bác sĩ Long khuyến cáo người muốn giảm cân nên cắt giảm calo từ từ để cơ thể thích nghi, điều chỉnh chế độ ăn, ăn đủ chất, giảm các món nhiều năng lượng, tăng cường thực phẩm nhiều chất xơ. Nguyên tắc chung là đảm bảo mức năng lượng nạp vào thấp hơn năng lượng tiêu hao nhưng vẫn phải đảm bảo đủ sức khỏe để làm việc và học tập.


Đức Hạnh


Độc giả đặt câu hỏi bệnh nội tiết tại đây để bác sĩ giải đáp







'Hormone doi' anh huong den can nang the nao


Ghrelin con duoc goi la "hormone doi", co vai tro dieu chinh cam giac doi va no trong co the, anh huong den thoi quen an uong, can nang.

'Hormone đói' ảnh hưởng đến cân nặng thế nào

Ghrelin còn được gọi là "hormone đói", có vai trò điều chỉnh cảm giác đói và no trong cơ thể, ảnh hưởng đến thói quen ăn uống, cân nặng.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá