Đồng Nai: Nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp hữu cơ

Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, tỉnh Đồng Nai đã xác định vai trò quan trọng của việc phát triển nông nghiệp hữu cơ.


Đồng Nai là một tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp hơn 270 nghìn ha, với cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng.


Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XI Đảng bộ tỉnh Đồng Nai, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định: "Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp theo hướng hữu cơ gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm" là 1 trong 4 nhiệm vụ đột phá.


Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 05/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 quy định về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030. Các chính sách tỉnh Đồng Nai hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn đến năm 2030, bao gồm: Hỗ trợ một lần 100% chi phí xác định diện tích đủ điều kiện sản xuất hữu cơ, gồm điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí. Mức hỗ trợ tối đa 300 triệu đồng/doanh nghiệp.


Tiếp theo là chính sách hỗ trợ một lần về vật tư sản xuất nông nghiệp hữu cơ cho các cơ sở. Cụ thể là hỗ trợ phân bón hữu cơ đối với lĩnh vực trồng trọt với mức hỗ trợ như sau: Sầu riêng, xoài, bưởi, dưa lưới 25 triệu đồng/ha; chôm chôm, hồ tiêu, ca cao 20 triệu đồng/ha; rau ăn quả 12 triệu đồng/ha; cây điều 10 triệu đồng/ha; lúa và rau ăn lá 9 triệu đồng/ha. Hỗ trợ thức ăn hữu cơ đối với lĩnh vực chăn nuôi với mức hỗ trợ như sau: Heo 8 triệu đồng/đơn vị vật nuôi; gà: 5 triệu đồng/đơn vị vật nuôi.


Mới đây, Hội nghị giới thiệu, kết nối cung ứng các dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ năm 2024 do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai tổ chức đã thu hút hàng chục doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia.


Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, toàn tỉnh có gần 2,1 ngàn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực.


Cụ thể, sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi có 630 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất (tăng 9,75% so với năm 2021) với sản lượng hàng năm cung ứng ra thị trường gần 10,6 ngàn tấn hạt giống, khoảng 5,6 triệu cây giống nông nghiệp, 230 triệu cây giống lâm nghiệp, 4,7 triệu con heo, 300 triệu con gà, 100 triệu con vịt giống, 72 triệu con giống cá, tôm các loại.


Trong đó, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thu hút đông doanh nghiệp đầu tư với gần 1,4 ngàn doanh nghiệp, cơ sở, tăng gần 24,8% so với năm 2021. Trong đó có 38 doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phục vụ trong nước và xuất khẩu. Sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thủy sản có 97 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; cung ứng ra thị trường gần 4,2 triệu tấn sản phẩm/năm…


Dịch vụ cơ giới hóa trong nông nghiệp phát triển mạnh. Toàn tỉnh có gần 257,5 ngàn máy móc, thiết bị máy móc phục vụ sản xuất nông - lâm - thủy sản. Trong đó, các loại máy chủ yếu được sử dụng rộng rãi như: máy cày, máy kéo, máy gặt đập liên hợp, máy phun thuốc, máy xay lúa, hệ thống cho ăn tự động, bán tự động… Cơ giới hóa từ khâu làm đất cho đến khâu thu hoạch đáp ứng cho khoảng 90% diện tích. Trong những năm gần đây, dịch vụ sử dụng máy bay không người lái để phun thuốc bảo vệ thực vật, phân bón lá và quản lý đồng ruộng đang phát triển mạnh, chủ yếu tại các vùng sản xuất tập trung đối với lúa, bắp, sầu riêng.


Các nhiệm vụ, giải pháp về thúc đẩy phát triển sản xuất được ngành nông nghiệp tập trung triển khai thực hiện. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức được một lớp tập huấn về các quy định trong lĩnh vực giống cây trồng; 7 lớp tập huấn về phát triển nông nghiệp đô thị. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm (TP.HCM) và các địa phương thực hiện mô hình lúa, bưởi theo hướng hữu cơ tại huyện Cẩm Mỹ; phối hợp tổ chức hội nghị về sản xuất và xuất khẩu sầu riêng bền vững.


Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã trình UBND tỉnh xem xét ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Phát triển, quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) đến năm 2030; phối hợp đơn vị tư vấn xây dựng Dự án Điều tra, đánh giá chất lượng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai để có biện pháp cải tạo, sử dụng bền vững, Đề án Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung trên địa bàn tỉnh...


Đình Sơn









Dong Nai: Nhieu chinh sach ho tro phat trien nong nghiep huu co


Nham dap ung nhu cau thi truong va nang cao gia tri san pham nong nghiep, tinh Dong Nai da xac dinh vai tro quan trong cua viec phat trien nong nghiep huu co.

Đồng Nai: Nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp hữu cơ

Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, tỉnh Đồng Nai đã xác định vai trò quan trọng của việc phát triển nông nghiệp hữu cơ.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá