Đề xuất người nợ tiền phạt hành chính bị tạm ngừng xuất cảnh

Bộ Tư pháp đề xuất tạm ngừng xuất cảnh với cá nhân và cắt điện, nước với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.


Bộ Tư pháp vừa công bố dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Dự thảo đã sửa đổi, bổ sung nội dung của 40/143 điều, sửa kỹ thuật 19/143 điều (ngoài các điều sửa đổi, bổ sung), bổ sung mới một điều và bãi bỏ 19 điều của Luật hiện hành.


Theo cơ quan soạn thảo, các điều luật được sửa đổi bổ sung nhằm điều chỉnh các quy định hiện hành bị tác động bởi sắp xếp, tổ chức bộ máy; khắc phục hạn chế, bất cập trong thi hành, phù hợp bối cảnh kinh tế xã hội và đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong thi hành pháp luật.


Trong dự thảo, Bộ Tư pháp đề xuất thêm 3 biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tại Điều 86, gồm:


- Tạm ngừng xuất cảnh với cá nhân chưa chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính;


- Niêm phong trụ sở, địa điểm, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;


- Yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh


>> Xem thêm 9 trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh tại đây


Luật hiện hành chỉ quy định 4 biện pháp cưỡng chế gồm:


- Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;


- Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;


- Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản;


- Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.


Chủ thể bị áp dụng cưỡng chế là cá nhân, tổ chức không tự nguyện chấp hành quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính; cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.


>> Xem chi tiết điều luật dự kiến sửa đổi tại đây


Theo Bộ Tư pháp, sau 12 năm áp dụng Luật Xử lý Vi phạm hành chính 2012, các quy định về thi hành quyết định xử phạt, cưỡng chế thi hành "chưa thực sự phù hợp và chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tiễn". Việc bổ sung 3 biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt nêu trên nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong việc tổ chức thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tạo thuận lợi hơn cho lực lượng thực thi, đồng thời, tăng tính răn đe đối với đối tượng vi phạm.


Bãi bỏ mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực


Tại dự thảo, Bộ Tư pháp cũng đề xuất bỏ 19 điều của luật hiện hành, trong đó có Điều 24, quy định về mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực.


Theo quy định hiện tại, với cá nhân, mức phạt tối đa có thể 30 triệu đồng cho nhóm hành vi liên quan hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại.


Mức phạt tối đa cao nhất với cá nhân là 1 tỷ đồng áp dụng với các vi phạm thuộc quản lý vùng biển, đảo và thềm lục địa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền lệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; thủy sản.


>>Xem mức phạt tối đa trong các lĩnh vực theo luật hiện hành tại đây


Nếu dự thảo được thông qua, đồng nghĩa sẽ không có mức phạt tiền tối đa cho các nhóm hành vi.


Giải thích điều này, Bộ Tư pháp cho rằng các quy định cụ thể liên quan đến mức tiền phạt tối đa, thẩm quyền phạt tiền, mức tiền phạt đối với hành vi... trong Luật hiện hành đã trở nên lạc hậu trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Sự gia tăng về thu nhập, giá trị hàng hóa và mức độ vi phạm khiến nhiều quy định về thẩm quyền và mức phạt hiện tại không còn đủ tính răn đe.


Do đó, việc bãi bỏ mức tối đa sẽ tăng cường sự chủ động của Chính phủ với vai trò là cơ quan thống nhất quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, bảo đảm xử lý kịp thời, thích ứng linh hoạt trước những biến động mạnh mẽ của tình hình kinh tế - xã hội.


Ngoài lý do trên, do tác động của đổi mới, sắp xếp tổ chức tinh gọn hệ thống chính trị, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, không tổ chức VKS, tòa án cấp huyện, Bộ Tư pháp cũng đề xuất bãi bỏ các điều 38-51 quy định về thẩm quyền xử phạt.


Thay vào đó, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính sẽ được quy định chung tại điều 37, vừa được đề xuất bổ sung, không liệt kê thành 17 điều như trước đây.


>>Xem chi tiết danh sách đề xuất người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tại đây


Hải Thư









De xuat nguoi no tien phat hanh chinh bi tam ngung xuat canh


Bo Tu phap de xuat tam ngung xuat canh voi ca nhan va cat dien, nuoc voi cong trinh, co so san xuat, kinh doanh chua chap hanh xong quyet dinh xu phat vi pham hanh chinh.

Đề xuất người nợ tiền phạt hành chính bị tạm ngừng xuất cảnh

Bộ Tư pháp đề xuất tạm ngừng xuất cảnh với cá nhân và cắt điện, nước với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá