Cục Sở hữu trí tuệ hãy thay đổi tư duy, cách làm để khởi tạo trang mới

Thay đổi tư duy, đổi mới cách làm, tập trung thúc đẩy phát triển tài sản trí tuệ, chuyển đổi số toàn diện là những yêu cầu của Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng với Cục Sở hữu trí tuệ để khởi tạo chu kỳ phát triển mới.


Khởi tạo chu kỳ phát triển mới


Chiều 14/5, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì buổi làm việc với tập thể cán bộ, công chức của Cục Sở hữu trí tuệ để hoạch định ra đường hướng phát triển thời gian tới. Cùng dự có các Thứ trưởng Bộ KH&CN Hoàng Minh, Lê Xuân Định và lãnh đạo cấp trưởng một số cơ quan, đơn vị trong Bộ.


Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì buổi làm việc với tập thể cán bộ, công chức Cục Sở hữu trí tuệ vào chiều ngày 14/5. Ảnh: Lê Anh Dũng

Khẳng định vai trò của sở hữu trí tuệ (SHTT) với sự phát triển của ngành và đất nước, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng ví 5 mảng chính của Bộ KH&CN như 5 ngón tay trên 1 bàn tay, trong đó SHTT quan trọng không kém khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo (ĐMST), chuyển đổi số (CĐS) hay tiêu chuẩn đo lường chất lượng.


Cũng như tiêu chuẩn đo lường chất lượng, SHTT phải thúc đẩy KHCN, ĐMST trên “mảnh đất” CĐS. KHCN, ĐMST muốn phát triển bền vững phải thu hút được đầu tư, có kinh phí cho nghiên cứu, thương mại hóa được kết quả nghiên cứu; SHTT chính là cơ sở để thương mại hóa và thu hút đầu tư cho KHCN.


Dẫn quy luật “Một quốc gia phát triển thì 80% tài sản của quốc gia đó là tài sản vô hình, tài sản trí tuệ” được các tác giả Arnold Kling, Nick Schulz nêu ra trong cuốn sách “Từ đói nghèo đến thịnh vượng”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ, đội ngũ làm SHTT sẽ là một lực lượng chính góp phần vào sự thịnh vượng của Việt Nam, thông qua việc thúc đẩy phát triển tài sản trí tuệ quốc gia.


Nhắc lại thời kỳ đầu của Cục SHTT chỉ với 27 người và điều kiện hạn hẹp, người đứng đầu ngành KH&CN mong muốn đội ngũ làm SHTT hiện tại lấy tinh thần của 43 năm trước để có giấc mơ lớn; tập trung đổi mới nghề của mình, làm sao để tài sản hóa, thị trường hóa các kết quả nghiên cứu, hình thành được thị trường KHCN Việt Nam, từ đó đưa KHCN và kinh tế xã hội đất nước phát triển.


Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng chỉ rõ: Để phát triển bền vững, theo chu kỳ 10 năm, mỗi tổ chức đều cần có đường hướng mới, sự phát triển mới, có một triết lý mới, hay khởi tạo một cái gì đó mới. Vì thế, trong thập kỷ thứ 5, Cục SHTT buộc phải thay đổi tư duy, đổi mới cách làm, tập trung vào nhiệm vụ thúc đẩy phát triển tài sản vô hình, tài sản trí tuệ dựa trên việc biến các kết quả nghiên cứu, sáng tạo thành tài sản.


Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: SHTT bao giờ cũng nằm trong hệ sinh thái ĐMST, dựa trên nền tảng bảo hộ và khai thác tài sản trí tuệ. Ảnh: Lê Anh Dũng

Để dẫn dắt hoạt động của ngành, lĩnh vực và Cục SHTT, việc hoàn thiện hành lang pháp lý là nhiệm vụ quan trọng. Luật SHTT 2005 đã được sửa đổi vào các năm 2009, 2019 và 2022; còn Chiến lược SHTT ra đời từ năm 2019. Trong khi đó, đất nước đã thay đổi nhiều so với thời điểm luật và chiến lược được ban hành.


Do vậy, để đáp ứng tình hình mới, yêu cầu mới, bối cảnh mới và sứ mệnh mới của hoạt động SHTT nói riêng và KHCN nói chung, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã giao Thứ trưởng Hoàng Minh chỉ đạo đề xuất sửa luật SHTT và điều chỉnh chiến lược SHTT trong năm nay.


Cục SHTT được yêu cầu phải nhanh chóng xây dựng kế hoạch hành động để định hướng lại hoạt động của đơn vị trong chặng đường sắp tới. Kế hoạch cần bao quát đủ những việc cần làm cũng như cách triển khai để lĩnh vực SHTT thực sự thúc đẩy KHCN nước nhà phát triển.


Người đứng đầu ngành KH&CN cũng chỉ đạo Cục SHTT sử dụng bộ công cụ phân tích SHTT quốc tế để hỗ trợ phân tích dữ liệu nhằm tìm ra đường hướng phát triển lĩnh vực, cung cấp tri thức cho các doanh nghiệp công nghệ và tổ chức nghiên cứu Việt Nam.


“Không có trí tuệ toàn cầu, sẽ không có phát triển Việt Nam, nhất là phát triển 2 con số. Năng lực nghiên cứu của Việt Nam hiện ở mức hạn chế, do đó chúng ta không có cớ gì mà không sử dụng nghiên cứu khoa học, trí tuệ toàn cầu”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.


Lưu ý hệ sinh thái SHTT Việt Nam không được tách khỏi hệ sinh thái KHCN, ĐMST và CĐS quốc gia, người đứng đầu ngành KH&CN giao Thứ trưởng Hoàng Minh chủ trì việc định nghĩa hệ sinh thái SHTT; đồng thời nhanh chóng chỉ đạo xây dựng bộ chỉ số đo lường tài sản trí tuệ trong quý II/2025 bởi lẽ “Không có bộ chỉ số thì không đánh giá được hoạt động của ngành, lĩnh vực để thúc đẩy phát triển”.


Chuyển đổi số toàn diện hoạt động SHTT


Trao đổi với tập thể cán bộ, nhân viên Cục SHTT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận xét: Những nước mạnh về KHCN, ĐMST thì đều mạnh về SHTT; và điểm ra cách thúc đẩy phát triển SHTT của một số quốc gia mà Việt Nam có thể học, như Mỹ đẩy mạnh thương mại hóa các nghiên cứu bằng ngân sách nhà nước; Hàn Quốc có hệ thống bảo hộ sáng chế mạnh, đồng thời quan tâm giáo dục về đổi mới sáng tạo; trong khi đó SHTT của Israel cũng phát triển rất mạnh, dựa chủ yếu trên cơ chế chia lợi nhuận từ bằng sáng chế.


Từ phân tích các vấn đề tồn tại cho thấy SHTT Việt Nam hiện còn yếu, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng chỉ đạo Cục SHTT triển khai hàng loạt việc như: Dành từ 5 - 10% kinh phí thường xuyên để tuyên truyền, đào tạo nhằm nâng cao nhận thức xã hội về SHTT; sửa thể chế để đảm bảo tính răn đe các đối tượng vi phạm quyền SHTT; quan tâm đào tạo nhân lực SHTT; chuyển đổi số toàn diện hoạt động SHTT; tăng cường thực thi SHTT trên môi trường số; hỗ trợ doanh nghiệp khai thác và thương mại hóa tài sản trí tuệ...


“Việc đầu tiên cần tập trung là phổ cập nhận thức. Phải luôn coi việc nâng cao nhận thức về SHTT của người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội là cái gốc. Không có nhận thức đúng thì không có những cái tiếp theo”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.


Tại buổi làm việc, báo cáo tình hình hoạt động của Cục SHTT, Cục trưởng Lưu Hoàng Long thông tin: Việc xử lý dứt điểm khối lượng lớn đơn tồn đọng và đến hạn năm nay là một nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị trong năm 2025. Để kết thúc xử lý các đơn tồn và đơn đến hạn xử lý năm 2025, thời gian tới, Cục SHTT cần kết thúc xử lý khoảng 208.000 đơn, tăng 46% so với năm 2024.


Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Lưu Hoàng Long thông tin về kết quả hoạt động thời gian qua, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 và định hướng giai đoạn 2026 - 2030 của đơn vị. Ảnh: Lê Anh Dũng

Lắng nghe chia sẻ của lãnh đạo Cục SHTT về những thách thức trong việc giải quyết khối lượng công việc lớn, nhất là tình trạng tồn từ giai đoạn trước, người đứng đầu ngành KH&CN cho rằng "việc nhiều, phải làm trong thời gian ngắn thì phải có cách làm mới", và gợi ý cách để đơn vị tăng gấp 4, 5 lần đội ngũ nhân lực.


Đó là, mỗi nhân sự của Cục SHTT cần có 1 trợ lý ảo hỗ trợ công việc, đầu tư công cụ số tốt để giúp tăng năng suất lao động; xã hội hóa, thuê ngoài với một số việc; phân cấp cho đội ngũ ở TPHCM, Đà Nẵng... “Tăng người bằng công nghệ là cách tốt nhất!”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ.


Người đứng đầu ngành KH&CN cũng lưu ý Cục SHTT cần thấy được cái hay của giai đoạn đơn vị đang phải dồn lực, làm việc không kể ngày đêm nhằm xử lý tình trạng đơn tồn đọng, như: Hiểu được giá trị của sự đoàn kết, sự cần thiết phải đưa công nghệ vào để giảm tải, giúp cho đội ngũ nhân sự thạo nghề hơn, và đây cũng là cơ hội để phát hiện người tài.


Một lần nữa khẳng định chuyển đổi số là cách tốt nhất để giảm tải cho người lao động, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Đề tài nghiên cứu KHCN trong nội bộ Bộ KH&CN năm nay tập trung vào phát triển các công cụ làm việc để tăng năng suất lao động cho đơn vị. Lãnh đạo Cục SHTT có thể nhận 1 đề tài làm công cụ hỗ trợ công việc của đơn vị mình.


Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Thứ trưởng Lê Xuân Định và Thứ trưởng Hoàng Minh chụp ảnh lưu niệm cùng tập thể Cục Sở hữu trí tuệ. Ảnh: Lê Anh Dũng

Dành nhiều thời gian của buổi làm việc để trao đổi, giải đáp thắc mắc của người lao động Cục SHTT, người đứng đầu ngành KH&CN cũng nhắc lãnh đạo đơn vị quan tâm đào tạo để người lao động nắm vững các khái niệm cơ bản của nghề SHTT; làm chuyển đổi số thì quan trọng nhất là biết mình muốn gì và phải nói rõ được những điều mình muốn một cách trực quan; chuyển đổi số đòi hỏi các quy trình phải được thiết kế lại để phù hợp môi trường số. Ngoài ra, Cục SHTT cũng nên chọn đối tác công nghệ xuất sắc để đồng hành lâu dài với đơn vị trong hành trình chuyển đổi số.


Bày tỏ mong muốn thời gian tới Cục SHTT sẽ đổi mới, tổ chức lại các công việc chuyên môn cũng môi trường làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhắn nhủ: “Cơ quan là một gia đình lớn, vì thế nên tư duy tổ chức cơ quan như với gia đình, và thông gia đình nhỏ và gia đình lớn với nhau. Khi đó, công việc sẽ trôi chảy hơn”.









Cuc So huu tri tue hay thay doi tu duy, cach lam de khoi tao trang moi


Thay doi tu duy, doi moi cach lam, tap trung thuc day phat trien tai san tri tue, chuyen doi so toan dien la nhung yeu cau cua Bo truong Bo KH&CN Nguyen Manh Hung voi Cuc So huu tri tue de khoi tao chu ky phat trien moi.

Cục Sở hữu trí tuệ hãy thay đổi tư duy, cách làm để khởi tạo trang mới

Thay đổi tư duy, đổi mới cách làm, tập trung thúc đẩy phát triển tài sản trí tuệ, chuyển đổi số toàn diện là những yêu cầu của Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng với Cục Sở hữu trí tuệ để khởi tạo chu kỳ phát triển mới.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá