Chính phủ dự kiến trình Quốc hội 35 luật, nghị quyết tại kỳ họp thứ 9

Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc trong tháng 5 sẽ xem xét, thông qua số lượng dự án luật, nghị quyết rất lớn. Chính phủ dự kiến trình Quốc hội 35 luật, nghị quyết, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính.


Thông tin này được Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập khi chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4, sáng 13/4. Phiên họp sẽ xem xét, cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội.


Theo chương trình, phiên họp thảo luận, cho ý kiến về: Bộ luật Hình sự (sửa đổi); Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch; Nghị quyết của Quốc hội về việc xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam; Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.


Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh hoàn thiện thể chế là một trong ba đột phá chiến lược với mục tiêu xây dựng thể chế thông thoáng, coi đây là nguồn lực, động lực phát triển. "Đầu tư cho thể chế là đầu tư cho phát triển, đem lại lợi ích và giá trị cao", người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.


Dù vậy, ông thẳng thắn nhận định thể chế hiện là điểm nghẽn lớn nhất, là điểm nghẽn của điểm nghẽn, nhưng cũng là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất, dễ chuyển từ trạng thái khó khăn, vướng mắc sang trạng thái có thể cạnh tranh, đưa thể chế trở thành lợi thế cạnh tranh.


Chính phủ, Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực, phạm vi quản lý, ưu tiên nguồn lực cho công tác này, bảo đảm tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng, trình các dự án luật, nghị quyết.


Theo lãnh đạo Chính phủ, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ đã tổ chức 35 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật. Từ đầu năm 2025, Chính phủ đã tổ chức 3 phiên họp chuyên đề, xem xét, cho ý kiến đối với 18 dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết.


Thủ tướng nhận định công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế ngày càng được đổi mới, trong đó đặc biệt quan tâm nội dung giảm thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực; nâng cao năng lực thực thi; tăng cường kiểm tra, giám sát.


Định hướng được Thủ tướng quán triệt là chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm, tránh tập trung quá nhiều công việc lên Trung ương. Thay vào đó, cần phát huy tinh thần tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo, năng động, tích cực của địa phương, tránh trông chờ, ỷ lại.


Chính phủ cũng nêu mục tiêu cương quyết xóa bỏ thủ tục hành chính rườm rà, giảm thời gian, chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp.


Trong xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, Thủ tướng yêu cầu làm rõ nhiều nội dung về phân cấp phân quyền và những ý kiến, vấn đề còn khác nhau, cũng như những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.


Ông cho biết kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc trong tháng 5 sẽ xem xét, thông qua số lượng dự án luật, nghị quyết rất lớn. Chính phủ dự kiến trình Quốc hội xem xét, thông qua 35 luật, nghị quyết quy phạm.


Thủ tướng vì thế đề nghị các đại biểu tập trung trí tuệ, tiếp tục phát huy tinh thần đổi mới, trách nhiệm trong quá trình trao đổi, thảo luận; tập trung trao đổi về các vấn đề quan trọng, còn ý kiến khác nhau cần thảo luận, xin ý kiến Chính phủ.









Chinh phu du kien trinh Quoc hoi 35 luat, nghi quyet tai ky hop thu 9


Quoc hoi khoa XV du kien khai mac trong thang 5 se xem xet, thong qua so luong du an luat, nghi quyet rat lon. Chinh phu du kien trinh Quoc hoi 35 luat, nghi quyet, theo Thu tuong Pham Minh Chinh.

Chính phủ dự kiến trình Quốc hội 35 luật, nghị quyết tại kỳ họp thứ 9

Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc trong tháng 5 sẽ xem xét, thông qua số lượng dự án luật, nghị quyết rất lớn. Chính phủ dự kiến trình Quốc hội 35 luật, nghị quyết, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá