Công an TP.HCM vừa phối hợp Phòng Cảnh sát PCCC Công an TP.HCM tổ chức chương trình tọa đàm “Phòng cháy, chữa cháy nhà cao tầng, khu công nghiệp”.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Đại tá Bùi Ngọc Giáp, Trưởng Ban tổ chức chương trình cho biết, kinh tế - xã hội càng phát triển thì nguy cơ tiềm ẩn về cháy nổ càng cao, càng phức tạp và hậu quả rất khôn lường, khó đoán định.
Theo Đại tá Bùi Ngọc Giáp, đối với nhà cao tầng (chung cư, cao ốc văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại…) và các nhà máy, xí nghiệp tại các KCN, khu chế xuất… tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất cao càng cần phải được quan tâm đặc biệt.
Theo Thượng tá Nguyễn Đình Dương - Phó Giám đốc Công an TP.HCM, việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác PCCC, nhất là đối với nhà cao tầng, nhà xưởng công nghiệp… không thể thực hiện trong một sớm một chiều.
Đặc biệt, không thể chỉ một mình lực lượng Công an thực hiện được, mà phải có sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan.
“Trên tinh thần đó, Công an Thành phố sẽ tiếp tục tham mưu UBND TP chỉ đạo các sở ngành, đơn vị cùng hiệp đồng, thống nhất, thực hiện với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, có hiệu quả, góp phần giúp các cá nhân, doanh nghiệp phục hồi, phát triển mà vẫn đảm bảo, phù hợp các điều kiện an toàn về PCCC”, Thượng tá Nguyễn Đình Dương nhấn mạnh.
Thượng tá Nguyễn Đình Dương đề nghị Phòng Cảnh sát PCCC nghiên cứu, xem xét các nội dung khó khăn để có cơ sở tham mưu các cấp tháo gỡ hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh, sửa đổi trong thời gian tới nhằm tạo hành lang pháp lý chặt chẽ áp dụng thống nhất.
Phòng cảnh sát PCCC phối hợp các đơn vị tham mưu CATP, đề xuất lãnh đạo Bộ Công an có ý kiến chỉ đạo, định hướng, điều chỉnh biện pháp xử lý đối với các cơ sở, dự án, công trình còn tồn tại, vi phạm, không đảm bảo an toàn về PCCC như đối với trường học, bệnh viện, chung cư, trụ sở cơ quan chính quyền, chợ truyền thống đã cũ…
Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc khắc phục các tồn tại, vi phạm của cơ sở để kịp thời nhắc nhở, hướng dẫn phương án khắc phục, tránh khắc phục nhưng chậm trễ, không đúng, không phù hợp với hướng dẫn và quy định của pháp luật.
Thượng tá Nguyễn Đình Dương đề nghị các đơn vị chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, Ban quản lý các nhà cao tầng, KCN, KCX phối hợp với lực lượng Cảnh sát PCCC để được hướng dẫn đầy đủ nhất, cùng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Đồng thời thường xuyên triển khai và nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC.
Cảnh sát PCCC Thành phố yêu cầu các cơ sở trên địa bàn đầu tư xây dựng lực lượng PCCC tại chỗ đảm bảo về số lượng, chất lượng, được trang bị đầy đủ các thiết bị, phương tiện PCCC và CNCH. Đồng thời thường xuyên tổ chức diễn tập, tuyên truyền nâng cao ý thức phòng chống cháy, nổ cho cư dân, lực lượng bảo vệ.
Phát biểu bế mạc tọa đàm, Đại tá Bùi Ngọc Giáp, Trưởng Ban Chuyên đề Công an TP.HCM cho biết sẽ ghi nhận, tổng hợp toàn bộ các ý kiến phát biểu, đặc biệt là các đề xuất, hiến kế tại tọa đàm, gửi về các đơn vị có thẩm quyền để xem xét, có thể bổ sung, điều chỉnh các quy định, góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC và CNCH phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Nguy cơ cháy nổ từ thói quen tích trữ xăng dầu trong nhà
Nhiều người có thói quen tích trữ xăng, dầu trong nhà, đây là việc làm vô cùng nguy hiểm, có nguy cơ cao về mất an toàn phòng cháy, chữa cháy.
An toàn phòng cháy, chữa cháy khi sử dụng dầu mỡ trong nấu ăn
Hiện nay, việc sử dụng dầu mỡ trong chế biến thực phẩm rất phổ biến trong các hộ gia đình. Tuy nhiên, việc sử dụng, lưu trữ dầu mỡ bất cẩn cũng có thể gây mất an toàn phòng cháy, chữa cháy.
UBND TP Hà Nội cho biết, thời gian tới sẽ xây dựng hệ thống tự động truyền tin báo cháy từ nhà dân đến lực lượng PCCC có thể chính xác đến từng vùng, từng khu vực.