Các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp

Tăng huyết áp có thể do tuổi tác, di truyền, chế độ ăn, lối sống, nhận biết sớm nguyên nhân giúp mỗi người phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả hơn.


Tăng huyết áp là tình trạng áp suất mạch máu tăng cao từ 140/90 mmHg trở lên, thường không có triệu chứng rõ nhưng có thể gây biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận.


Huyết áp gồm hai chỉ số tâm thu (khi tim co bóp) và tâm trương (khi tim giãn). Thạc sĩ, bác sĩ Đoàn Vĩnh Bình, Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết chẩn đoán tăng huyết áp dựa trên chỉ số huyết áp đo được trong ít nhất hai ngày. Có nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng huyết áp song có thể chia thành hai nhóm có thể thay đổi và không thể thay đổi.


Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi


Thói quen sống ảnh hưởng lớn đến huyết áp. Ăn quá nhiều muối gây giữ nước, tăng áp lực lên thành mạch. Chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa làm rối loạn mỡ máu, thúc đẩy bệnh tim mạch. Chế độ ăn ít rau xanh khiến cơ thể thiếu kali - khoáng chất quan trọng giúp ổn định huyết áp. Lười vận động làm tăng nguy cơ béo phì, làm cho tim, mạch máu chịu áp lực lớn hơn. Hút thuốc lá gây co mạch, tổn thương thành động mạch. Uống rượu bia dẫn đến rối loạn tuần hoàn, huyết áp cao. Ô nhiễm không khí kéo dài gây viêm mạch, ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Điều chỉnh lối sống, ăn uống khoa học, vận động đều đặn góp phần phòng ngừa bệnh.


Tức giận khiến cơ thể giải phóng hormone căng thẳng như adrenaline và cortisol, làm tim đập nhanh, mạch máu co lại, huyết áp tăng đột ngột. Nếu tức giận thường xuyên, huyết áp duy trì ở mức cao cũng tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Kiểm soát cảm xúc bằng hít thở sâu, thiền hoặc tập thể dục có thể giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.


Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi


Người có cha mẹ hoặc anh chị em cao huyết áp có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Tuổi tác cũng ảnh hưởng lớn, nhất là sau 65 tuổi, khi mạch máu mất dần độ đàn hồi, dễ tăng huyết áp. Các bệnh lý nền như tiểu đường, bệnh thận mạn tính, hội chứng chuyển hóa cũng khiến khó kiểm soát huyết áp hơn. Duy trì lối sống khoa học, kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp hạn chế biến chứng, bảo vệ tim mạch lâu dài.


Bác sĩ Bình lưu ý phần lớn người mắc bệnh tăng huyết áp không có dấu hiệu rõ ràng ở giai đoạn sớm, khiến phát hiện sớm bệnh khó khăn. Khi huyết áp quá cao, một số người bệnh có thể đau đầu, mờ mắt, đau ngực, chóng mặt, khó thở, buồn nôn, lo âu, chảy máu cam. Huyết áp từ 180/120 mmHg trở lên cần cấp cứu ngay. Những người có yếu tố nguy cơ cần đo huyết áp thường xuyên để phát hiện bệnh.


Bác sĩ khuyến cáo mỗi người nên giảm muối, ăn nhiều rau củ, hạn chế chất béo. Bổ sung thường xuyên các tinh chất thiên nhiên như GDL-5 từ phấn mía Nam Mỹ hỗ trợ điều hòa mỡ máu, kiểm soát tăng huyết áp và bệnh tim mạch. Vận động ít nhất 150 phút mỗi tuần giúp cải thiện tuần hoàn. Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia giảm tổn thương mạch máu. Duy trì cân nặng, chỉ số khối cơ thể (BMI) hợp lý cũng góp phần ổn định huyết áp.


Đình Diệu


Độc giả gửi câu hỏi về bệnh tim mạch tại đây để bác sĩ giải đáp







Cac yeu to nguy co gay tang huyet ap


Tang huyet ap co the do tuoi tac, di truyen, che do an, loi song, nhan biet som nguyen nhan giup moi nguoi phong ngua va dieu tri benh hieu qua hon.

Các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp

Tăng huyết áp có thể do tuổi tác, di truyền, chế độ ăn, lối sống, nhận biết sớm nguyên nhân giúp mỗi người phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá