Bị suy tim sống được bao lâu?

Ba tôi 77 tuổi, bị suy tim giai đoạn B kèm tăng huyết áp, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mạn tính. Tiên lượng sống tốt không? (Lan Anh, Bà Rịa - Vũng Tàu).


Trả lời:


Suy tim là tình trạng tim bị suy yếu do tổn thương thực thể hay rối loạn chức năng tim, làm cho tâm thất không có đủ khả năng tiếp nhận máu hoặc tống máu. Tình trạng này khiến người bệnh mệt mỏi, khó thở, một số người bị ho. Các hoạt động hàng ngày như đi bộ, leo cầu thang hoặc mang vác đồ trở nên khó khăn. Bệnh nhân gắng sức có thể xuất hiện tình trạng ứ dịch dẫn đến sung huyết phổi, phù tay, chân.


Tùy thuộc vào nguyên nhân gây suy tim, mức độ nghiêm trọng của bệnh, tính di truyền, tuổi tác, bệnh lý tiềm ẩn..., bác sĩ có thể tiên lượng tuổi thọ của người mắc bệnh suy tim.


Tiên lượng sống theo giai đoạn: Suy tim được chia thành 4 giai đoạn A, B, C, D. Tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân suy tim giai đoạn A là 97%, giai đoạn B là 95,7%, giai đoạn C là 74,6% và giai đoạn D là 20%.


Tiên lượng sống theo độ tuổi: Suy tim thường ảnh hưởng đến người lớn tuổi. Các biến chứng của suy tim cũng tăng dần theo độ tuổi. Nhiều báo cáo cho thấy tỷ lệ sống sau 5 năm với người suy tim dưới 65 tuổi khoảng 79%, 50% ở người từ 75 tuổi trở lên.


Tiên lượng sống theo giới tính: Phụ nữ bị suy tim có xu hướng sống lâu hơn nam giới. Các vấn đề sức khỏe khác ảnh hưởng đến tiên lượng sống ở phụ nữ bị suy tim, nhất là sau khi mãn kinh, bao gồm tăng huyết áp, tình trạng van tim, bệnh đái tháo đường, bệnh động mạch vành.


Tiên lượng sống theo sức bền: Khả năng gắng sức kém là triệu chứng chính của suy tim, làm giảm chất lượng cuộc sống, tăng nguy cơ tử vong. Tỷ lệ sống sau ba năm ở người bệnh suy tim bị giảm khả năng gắng sức là 64%. Con số này thấp hơn so với 97% ở người có khả năng gắng sức bình thường.


Tiên lượng sống theo phân suất tống máu: Phân suất tống máu đo tỷ lệ phần trăm máu được tâm thất trái bơm ra mỗi khi tim co bóp. Tỷ lệ phân suất tống máu bình thường là 50-70%, "báo động đỏ" nếu nằm trong khoảng 41-49%, dưới 40% cho thấy suy tim hoặc bệnh cơ tim. Phân suất tống máu tỷ lệ thuận với tiên lượng sống của bệnh nhân suy tim.


Tiên lượng sống theo bệnh lý đi kèm: Các bệnh đi kèm thường gặp ở người bệnh suy tim (như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, phổi tắc nghẽn mạn tính, suy thận...) góp phần làm tăng tỷ lệ tử vong. Một số yếu tố rủi ro khác như béo phì, chế độ ăn uống kém cũng tác động tiêu cực đến tuổi thọ.


Để nâng cao tuổi thọ khi mắc bệnh suy tim, bố bạn cần trang bị cho mình kiến thức về tim mạch để làm chậm tiến triển của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống. Người bệnh nên tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, tập yoga... ít nhất 30 phút một ngày, không làm việc hoặc hoạt động gắng sức, bỏ hẳn thuốc lá và rượu bia, tránh căng thẳng, hạn chế thực phẩm chứa nhiều mỡ hoặc chất béo xấu. Bố bạn nên duy trì cân nặng ổn định, khám bệnh định kỳ, sử dụng thuốc theo phác đồ của bác sĩ.


BS.CKI Lê Quốc Thương
Khoa Nội tim mạch, Trung tâm Tim mạch
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM


Độc giả gửi câu hỏi về bệnh tim mạch tại đây để bác sĩ giải đáp







Bi suy tim song duoc bao lau?


Ba toi 77 tuoi, bi suy tim giai doan B kem tang huyet ap, dai thao duong, phoi tac nghen man tinh. Tien luong song tot khong? (Lan Anh, Ba Ria - Vung Tau).

Bị suy tim sống được bao lâu?

Ba tôi 77 tuổi, bị suy tim giai đoạn B kèm tăng huyết áp, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mạn tính. Tiên lượng sống tốt không? (Lan Anh, Bà Rịa - Vũng Tàu).
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá