Bé trai sinh non bị thoát vị bẹn

TP HCM - Bé Lâm, sinh non ở tuần 34, nay hơn một tháng tuổi có khối phồng bẹn to cứng, bụng chướng, bác sĩ chẩn đoán thoát vị bẹn phải.


Ngày 13/1, BS.CKII Nguyễn Đỗ Trọng, chuyên khoa Ngoại Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết bé Lâm có biểu hiện nghẹt ruột, cần phẫu thuật sớm tránh nguy cơ hoại tử ruột. Êkíp rạch một đường mổ nhỏ dài khoảng 1 cm ở nếp da bẹn, đưa tạng thoát vị là ruột non vào lại ổ bụng rồi cắt cột túi thoát vị. Sau đó, bác sĩ dán keo da để tránh nhiễm trùng, đảm bảo thẩm mỹ, hầu như không để lại sẹo. Sau ca mổ, bé hết quấy khóc, bú tốt, xuất viện trong ngày.


Theo bác sĩ Trọng, thoát vị bẹn là bệnh thường gặp, nhất là trẻ sinh non, chiếm 0,8-4,4% bệnh lý ở trẻ em, trong đó trẻ sinh non khoảng 30%. Bác sĩ giải thích hai tinh hoàn của thai nhi được hình thành và phát triển dần trong bụng. Vào cuối thai kỳ, mỗi tinh hoàn tạo ra một đường dẫn (ống phúc tinh mạc) khi di chuyển xuống bìu. Trẻ sơ sinh có thể bị thoát vị bẹn nếu một hoặc hai ống phúc tinh mạc không đóng lại hoàn toàn, tạo thành một điểm yếu trên thành bụng.


Trẻ dưới hai tháng tuổi bị thoát vị bẹn tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khỏe, thường xuyên quấy khóc, bỏ bú. Trẻ lớn hơn có thể buồn nôn, đau sau khi vui chơi chạy nhảy, khó khăn khi đi đại tiện. Trong một số trường hợp, phụ huynh dễ nhầm lẫn với bệnh lý tiêu hóa thông thường.


Bác sĩ Trọng cho biết thoát vị bẹn dễ bị nhầm lẫn với u bạch huyết, u tinh hoàn... Nếu phụ huynh nhận thấy trẻ có khối phồng sưng lên ở bẹn - bìu, đau khi ho, khóc, cười, bế, đi vệ sinh thì đưa con khám. Bệnh không thể tự khỏi, trẻ cần được phẫu thuật cấp cứu sớm để tránh tình trạng thoát vị bẹn nghẹt, không trở lại ổ bụng được, từ đó dẫn đến biến chứng nguy hiểm như nghẹt ruột, tắc ruột, hoại tử ruột, rối loạn điện giải, viêm phúc mạc... đe dọa tính mạng.


Nếu trì hoãn phẫu thuật, tạng thoát vị lên xuống ống bẹn thường xuyên, chèn ép vào mạch máu nuôi dưỡng tinh hoàn, gây biến chứng rối loạn tiêu hóa khiến trẻ chậm lớn. Trẻ có thể hoại tử ruột, xoắn, teo tinh hoàn, thậm chí vô sinh sau này.


Để phòng tránh thoát vị bẹn ở thai nhi, bác sĩ Trọng khuyến cáo thai phụ nên giữ gìn sức khỏe, ăn uống đầy đủ, tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc vận động mạnh, phòng nguy cơ sinh non. Phụ huynh cần sớm đưa trẻ sơ sinh đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn, phẫu thuật ở thời điểm phù hợp.


Đình Lâm


* Tên người bệnh đã được thay đổi


Độc giả gửi câu hỏi về bệnh trẻ em tại đây để bác sĩ giải đáp







Be trai sinh non bi thoat vi ben


TP HCM - Be Lam, sinh non o tuan 34, nay hon mot thang tuoi co khoi phong ben to cung, bung chuong, bac si chan doan thoat vi ben phai.

Bé trai sinh non bị thoát vị bẹn

TP HCM - Bé Lâm, sinh non ở tuần 34, nay hơn một tháng tuổi có khối phồng bẹn to cứng, bụng chướng, bác sĩ chẩn đoán thoát vị bẹn phải.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá