Áp xe má sau tiêm filler

Hà Nội - Chị Hương, 36 tuổi, tiêm chất làm đầy hai lần để trẻ hóa mặt, sau đó má xuất hiện khối mụn mủ đỏ, nóng rát.


Chị Hương tiêm filler lần đầu tại một spa gần nhà để tạo hình "má baby", chưa đúng mong muốn nên tiếp tục tiêm tại một cơ sở khác, đồng thời nâng cơ mặt. Sau một tuần, má của chị xuất hiện chấm trắng nhỏ như đầu tăm, to dần, được nhân viên spa tư vấn dùng thuốc kháng viêm tự điều trị. 10 ngày sau, má sưng phồng, nóng đỏ.


Siêu âm Doppler tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho thấy khối sưng có kích thước 10x6 cm, thâm nhiễm phần mềm xung quanh, tăng sinh mạch. TS.BS Hoàng Thị Phương Lan, khoa Chấn thương Chỉnh hình, chẩn đoán chị Hương bị áp xe má do lạm dụng chất làm đầy và sử dụng cùng lúc nhiều dịch vụ làm đẹp khiến mạch máu bị chèn ép, gây viêm và hoại tử vùng má.


Chất làm đầy (filler) là những hợp chất được tiêm vào da để làm đầy các nếp nhăn, rãnh nhăn, cải thiện đường nét và phục hồi thể tích đã mất theo thời gian nhằm trẻ hóa gương mặt. Filler được sử dụng trong ngành thẩm mỹ ngày càng nhiều do kỹ thuật tiêm khá đơn giản, ít đau, hiệu quả tức thì và kéo dài nhưng cần kỹ thuật viên có chuyên môn. Dụng cụ tiêm không đảm bảo vô khuẩn, dùng sản phẩm không rõ thành phần, nguồn gốc hoặc chăm sóc không đúng cách có thể gây nhiễm trùng, áp xe, tắc mạch, hoại tử, tổn thương chức năng cơ thể, nguy hiểm nhất là tử vong.


Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội gần đây tiếp nhận nhiều bệnh nhân gặp biến chứng nhiễm trùng sau tiêm filler trên mặt. Biến chứng thường xuất hiện hai tuần sau tiêm, nuôi cấy vi khuẩn mẫu bệnh phẩm thường cho kết quả nhiễm tụ cầu vàng, E.coli.


Bác sĩ chích áp xe vùng má, cấy khuẩn làm kháng sinh đồ cho chị Hương, xác định nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng. Vi khuẩn này kháng thuốc nặng, chỉ có hai loại kháng sinh đáp ứng điều trị. Người bệnh được áp dụng loại kháng sinh thế hệ mới điều trị toàn thân và tại chỗ.


Bác sĩ Lan rạch tối thiểu theo đường gấp của da nhằm hạn chế tạo sẹo xấu trên mặt, dùng dụng cụ hút áp lực âm trung tâm để hút dịch trong vùng áp xe mà không cần nặn bóp, lấy ra được 10 ml dịch mủ. Sau 10 ngày, ổ áp xe được giải phóng, sưng nề giảm, chị Hương ra viện, hẹn tái khám, thay băng tại cơ sở y tế.


Bộ Y tế quy định người tiêm filler phải là bác sĩ chuyên ngành da liễu, tạo hình thẩm mỹ, được đào tạo bài bản về tiêm chất làm đầy. Cơ sở thực hiện thủ thuật phải được cấp phép. Bác sĩ Lan khuyến cáo mọi người khi làm đẹp nên lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín, tìm hiểu kỹ thông tin về loại filler.


Thanh Ba


Độc giả gửi câu hỏi về bệnh da liễu - thẩm mỹ da tại đây để bác sĩ giải đáp







Ap xe ma sau tiem filler


Ha Noi - Chi Huong, 36 tuoi, tiem chat lam day hai lan de tre hoa mat, sau do ma xuat hien khoi mun mu do, nong rat.

Áp xe má sau tiêm filler

Hà Nội - Chị Hương, 36 tuổi, tiêm chất làm đầy hai lần để trẻ hóa mặt, sau đó má xuất hiện khối mụn mủ đỏ, nóng rát.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá