AI giúp chẩn đoán sớm bệnh tim mạch, ung thư

Hà Nội - Bệnh viện E ứng dụng AI trong chẩn đoán, điều trị bệnh, đặc biệt là ung thư, tim mạch và thần kinh, mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh.


"Ứng dụng AI trong chẩn đoán và điều trị bệnh là nhiệm vụ trọng tâm của bệnh, nhằm tăng cường hiệu quả khám chữa bệnh", TS.BS Phan Thảo Nguyên, Phó Giám đốc Bệnh viện E, nói tại Hội thảo khoa học chuyên đề Cập nhật mới nhất về các ứng dụng lâm sàng CT phổ, ngày 18-19/4 tại Hà Nội.


Hiện bệnh viện sử dụng hệ thống Spectral CT7500 thế hệ mới, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra hình ảnh 3D siêu mỏng, chi tiết, tốc độ xử lý vượt trội, góp phần nâng cao hiệu quả trong xác định và điều trị các ca bệnh phức tạp về tim mạch, ung thư, thần kinh cho đến cấp cứu.


Đơn cử, bệnh nhân nam 66 tuổi, có tiền sử tim mạch, được chỉ định chụp mạch vành tại Bệnh viện E. Nhờ công nghệ phổ kết hợp AI, hình ảnh cấu trúc tim được ghi lại chính xác với liều tia thấp, loại bỏ chuyển động, giúp xác định rõ ràng tình trạng mạch vành, stent, vôi hóa, tổn thương mà không cần đến thủ thuật can thiệp, hạn chế chi phí cho người bệnh.


Đối với các ca liên quan thần kinh, AI cho kết quả nhận diện chính xác giữa xuất huyết và huyết khối sau can thiệp với độ nhạy và đặc hiệu đạt tuyệt đối. Khả năng phát hiện nhồi máu não trên ảnh không dùng thuốc cản quang đạt tới 42%. Thêm vào đó, hệ thống còn tự động đo điểm ASPECT, đánh giá tưới máu, dựng hình mạch máu, từ đó rút ngắn thời gian, nâng cao độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị đột quỵ.


Trong lĩnh vực ung bướu, công nghệ này tăng khả năng phân biệt tổn thương lành hay ác tính lên đến 96%, vượt trội so với 30% ở chụp CT thông thường, đồng thời hạn chế phải chụp lặp lại nhiều lần, giúp tiết kiệm chi phí và giảm thiểu thời gian chờ đợi cho người bệnh.


Theo BSCKII Nguyễn Minh Châu, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, chỉ sau một tháng triển khai Spectral CT7500, bệnh viện đã ghi nhận gần 500 ca chụp, trong đó 45% là các ca mạch vành, 13% động mạch chủ, 13% ung thư toàn thân, còn lại là các nhóm bệnh lý não, phổi và các trường hợp khác. Bác sĩ Châu nhận định nhu cầu chỉ định chụp CT phổ tăng cao do khả năng cung cấp kết quả chính xác, giúp tối ưu hóa quy trình làm việc, giảm gánh nặng cho nhân viên y tế và rút ngắn thời gian chờ cho người bệnh.


Những năm gần đây, hệ thống y tế Việt Nam đang dần chuyển mình với xu hướng ứng dụng AI trong chẩn đoán và điều trị, mặc dù tốc độ áp dụng vẫn còn khiêm tốn so với mức trung bình toàn cầu. Các bệnh viện hàng đầu đã tiên phong ứng dụng AI trong phân tích hình ảnh y khoa để hỗ trợ chẩn đoán các bệnh như ung thư, tim mạch và hô hấp.


Lê Nga









AI giup chan doan som benh tim mach, ung thu


Ha Noi - Benh vien E ung dung AI trong chan doan, dieu tri benh, dac biet la ung thu, tim mach va than kinh, mang lai nhieu loi ich cho nguoi benh.

AI giúp chẩn đoán sớm bệnh tim mạch, ung thư

Hà Nội - Bệnh viện E ứng dụng AI trong chẩn đoán, điều trị bệnh, đặc biệt là ung thư, tim mạch và thần kinh, mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá