​AI `đo ni đóng giày` bệnh nhân mổ cận thị

Từ bản đồ giác mạc 3D của từng bệnh nhân, AI giúp bác sĩ thiết kế quy trình phẫu thuật theo công nghệ mới khắc phục hạn chế mổ xóa cận thường quy.


"Nhiều bệnh nhân mổ cận thị xong, thị lực 10/10 nhưng vẫn gặp những vấn đề khó chịu, bởi phẫu thuật mới chỉ giải quyết những quang sai bậc thấp mà chưa điều chỉnh được các quang sai bậc cao", PGS.TS.BS Nguyễn Đức Anh, giảng viên cao cấp Đại học Y Hà Nội, nói tại lễ ra mắt công nghệ xóa cận cá nhân hóa EYESignature của Bệnh viện Mắt Sài Gòn, ngày 12/4.


Theo phó giáo sư Anh, quang sai là bất thường về mặt quang học, khiến mắt không nhìn được rõ nét. Người có tật khúc xạ (cận thị, loạn thị, viễn thị), tức quang sai bậc thấp, có thể dễ dàng phát hiện, điều chỉnh được bằng kính và những phẫu thuật thông thường. Trong khi đó, những quang sai bậc cao như cầu sai, coma..., thường gây khó khăn khi nhìn vào ban đêm, ảnh hưởng chất lượng thị giác, đòi hỏi rất cao về các thiết bị trong việc phát hiện và điều trị.


Với công nghệ mới, bệnh nhân có tật khúc xạ được đo lường thông số quang học của toàn bộ mắt, tạo bản đồ giác mạc 3D cá nhân hóa. Dữ liệu này được phân tích bởi phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI), xác định tất cả các sai lệch quang học từ bậc cao đến bậc thấp, để xây dựng phác đồ tối ưu, bảo đảm mỗi mắt được điều trị theo một bản thiết kế riêng biệt.


Theo BS.CK2 Trương Công Minh, Giám đốc Bệnh viện Mắt Sài Gòn 2, mỗi người có một cấu trúc giác mạc hoàn toàn khác biệt, độc nhất như dấu vân tay, với những điểm gồ ghề và đường cong riêng biệt. Việc xóa cận theo phong cách "đo ni đóng giày" cho từng mắt, không chỉ giúp hồi phục thị lực mà còn cải thiện đáng kể về chất lượng thị giác. Bệnh nhân sẽ có tầm nhìn sắc nét hơn, giảm chói lóa khi lái xe ban đêm.


Thị lực thường ổn định trong vòng 24 giờ sau mổ, thay vì phải đợi vài ngày. Thời gian phẫu thuật chỉ mất trung bình 1,3 giây laser cho mỗi độ khúc xạ. Công nghệ này phù hợp với người có độ cận tối đa 12 diop, độ loạn tối đa 6 diop, độ viễn tối đa 6 diop. Đặc biệt, người có đồng tử to, tình trạng quang sai bậc cao phức tạp ở mắt, phân bổ bề mặt giác mạc không đều... nên áp dụng.


Chị Hải Yến, 24 tuổi, một trong những người đầu tiên được mổ xóa cận theo công nghệ mới, cho biết có thể quay lại làm việc ngay ngày hôm sau, không phải xin nghỉ phép. Chị thoát khỏi cảnh gắn liền với đôi kính suốt 10 năm cùng nhiều bất tiện, nhất là những khi chơi thể thao.


"Sau ca mổ kéo dài chỉ vài giây, tôi về nhà ngủ một giấc, lúc mở mắt ra cảm thấy nhìn mọi thứ rõ nét hơn khi còn đeo kính cận", bệnh nhân nói.


Lê Phương









​AI 'do ni dong giay' benh nhan mo can thi


Tu ban do giac mac 3D cua tung benh nhan, AI giup bac si thiet ke quy trinh phau thuat theo cong nghe moi khac phuc han che mo xoa can thuong quy.

​AI 'đo ni đóng giày' bệnh nhân mổ cận thị

Từ bản đồ giác mạc 3D của từng bệnh nhân, AI giúp bác sĩ thiết kế quy trình phẫu thuật theo công nghệ mới khắc phục hạn chế mổ xóa cận thường quy.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá