Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thanh toán kỹ thuật số
- Ông đánh giá thế nào về tốc độ tăng trưởng của thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam?
Người dùng Việt đã thay đổi thói quen và chuyển sang các hình thức thanh toán số ngay từ trước khi dịch Covid-19 bùng phát. Điều này cho thấy sự cởi mở và sẵn sàng đón nhận những công nghệ thanh toán mới của người Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính tới tháng 4/2024, 77,41% người trưởng thành tại Việt Nam sở hữu tài khoản ngân hàng, cùng hơn 35 triệu tài khoản thanh toán. Việt Nam ghi nhận 11 tỷ giao dịch không dùng tiền mặt trong năm 2023.
Toàn thị trường Việt Nam hiện có 554.580 điểm chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt. Với đà tăng trưởng mạnh mẽ này, Việt Nam đã vượt qua Philippines, Thái Lan, Singapore và Indonesia, trở thành quốc gia có tỷ lệ chuyển đổi sang thanh toán kỹ thuật số cao nhất khu vực Đông Nam Á.
Việt Nam có tiềm năng lớn, thậm chí có thể vượt qua Singapore và Malaysia về thanh toán kỹ thuật số. Tôi cho rằng Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa tăng trưởng về số người có tài khoản ngân hàng. Việt Nam đang trên đà tiến tới một xã hội không tiền mặt, tiến độ này khó có khả năng chậm lại trong thời gian tới.
Ông Safdar Khan, Chủ tịch Khu vực Đông Nam Á của Mastercard. Ảnh: Mastercard - Điều này ảnh hưởng như thế nào tới các sản phẩm và dịch vụ Mastercard tại Việt Nam?
Mastercard đang hợp tác với đối tác để giới thiệu các giải pháp phù hợp với xu hướng ngày càng tăng của người tiêu dùng Việt Nam đối với các phương thức thanh toán không tiếp xúc và ví điện tử.
Gần đây, Mastercard đã hợp tác với Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) và 9 ngân hàng nội địa để ra mắt thẻ đồng thương hiệu NAPAS - Mastercard đầu tiên tại Việt Nam.
Thẻ đồng thương hiệu cho phép chủ thẻ NAPAS thanh toán trực tuyến tại mạng lưới của Mastercard. Giải pháp mới này không chỉ đáp ứng nhu cầu thanh toán kỹ thuật số ngày càng tăng mà còn hỗ trợ xu hướng du lịch quốc tế ngày càng phổ biến của người tiêu dùng Việt Nam.
Mastercard đang đầu tư mạnh mẽ vào an ninh mạng và phòng chống gian lận để giúp bảo vệ hệ sinh thái thanh toán trước các mối đe dọa ngày càng gia tăng, tăng cường niềm tin của người tiêu dùng. Chúng tôi cũng hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa thanh toán, nhận thanh toán, tiếp cận nguồn vốn và số hóa hoạt động một cách an toàn, bảo mật.
Thông qua các giải pháp với chi phí hợp lý hợp lý như Tap on Phone và Mastercard QR - giải pháp biến điện thoại thông minh thành thiết bị điểm bán hàng (POS) di động, chúng tôi đang giúp các doanh nghiệp hòa nhập liền mạch vào nền kinh tế số.
Trong tương lai, Mastercard sẽ tiếp tục thúc đẩy đổi mới bằng cách đầu tư vào các công nghệ như AI và Blockchain để nâng cao trải nghiệm thanh toán kỹ thuật số.
Cam kết góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng số ở Việt Nam
- Mastercard đang thúc đẩy các giải pháp thanh toán kỹ thuật số cho giao thông công cộng tại Việt Nam. Ông có thể chia sẻ một số kết quả ban đầu?
Mastercard xem cách mạng hóa giao thông đô thị là một trụ cột chính trong việc thúc đẩy nền kinh tế số. Với hàng tỷ giao dịch được xử lý mỗi năm trên toàn cầu, Mastercard tận dụng chuyên môn, đổi mới công nghệ và các mối quan hệ đối tác để phát triển những giải pháp di chuyển an toàn, liền mạch, mang lại lợi ích thiết thực cho các thành phố và cư dân.
Tháng 6/2023, Mastercard đã hợp tác cùng Vietbank và Vidiva triển khai hệ thống thanh toán không tiếp xúc trên mạng lưới xe buýt công cộng tại TP.HCM.
Hệ thống cho phép hành khách thanh toán thông qua thẻ Mastercard vật lý hoặc thẻ tích hợp trên ví điện tử Ting. Dự án thử nghiệm này giúp giảm thời gian chờ đợi, nâng cao khả năng tiếp cận hệ thống giao thông công cộng. Đây là một bước tiến quan trọng trong quá trình chuyển đổi số giao thông đô thị tại Việt Nam.
Đặc biệt, Mastercard đã hợp tác với Công ty Đường sắt đô thị TP.HCM tuyến số 1 (HURC1) để triển khai giải pháp thanh toán tích hợp trên tất cả các phương tiện giao thông công cộng trong thành phố.
Dự án ra mắt vào tháng 12/2024 vừa qua sẽ thúc đẩy quá trình hiện đại hóa cơ sở hạ tầng giao thông của TP.HCM. Không chỉ dừng lại ở thanh toán, Mastercard còn mang đến một bộ giải pháp toàn diện, từ công nghệ, dữ liệu đến đổi mới, giúp tối ưu hóa hoạt động và nâng cao trải nghiệm cho hành khách.
- Mastercard sẽ đóng góp như thế nào vào bức tranh tổng thể của nền kinh tế số Việt Nam?
Là một trong những đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số, Mastercard tự hào đóng góp vào hành trình chuyển đổi số, phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam bằng cách cung cấp hạ tầng, công nghệ và chuyên môn để xây dựng hệ sinh thái thanh toán an toàn, toàn diện.
Chúng tôi đầu tư vào các giải pháp chống gian lận nhằm bảo vệ người dùng mà không gián đoạn trải nghiệm. Đồng thời, Mastercard còn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ chuyển đổi số, chấp nhận thanh toán số, thiết kế các chương trình và giải pháp hỗ trợ nữ doanh nhân Việt Nam.
Tầm nhìn của Mastercard đối với nền kinh tế số Việt Nam vượt xa phạm vi thanh toán. Tận dụng chuyên môn và nguồn lực trong công nghệ thanh toán, chúng tôi cam kết góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng số vững chắc và các dịch vụ tài chính toàn diện tại Việt Nam, đảm bảo cơ hội bình đẳng cho cá nhân, doanh nghiệp và cộng đồng cùng phát triển.
Thế Định