Tại sao ăn ít mà vẫn tăng cân?

Tại sao tôi ăn kiêng nghiêm ngặt, giảm tối đa tinh bột và chất béo mà vẫn lên cân? (Hải Nguyên, 40 tuổi, TP HCM)


Trả lời:


Cân nặng của mỗi người phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một số người có cơ địa chuyển hóa thức ăn thành năng lượng nhanh, khó tích trữ dưới dạng mỡ, trong khi số khác thì ngược lại.


Tốc độ trao đổi chất cơ bản là mức độ calo mà cơ thể tiêu thụ để duy trì các chức năng sống còn như hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa và duy trì nhiệt độ. Người có tốc độ trao đổi chất cơ bản nhanh sẽ đốt cháy nhiều calo, dễ giảm cân. Nếu tốc độ trao đổi chất cơ bản chậm, calo được đốt cháy ít dễ tăng cân.


Để giảm cân, mức calo nạp vào cần ít hơn tổng lượng calo cơ thể tiêu hao trong ngày. Khi thiếu hụt năng lượng, mỡ và glycogen (dạng dự trữ của đường glucose) trong cơ thể được phân giải để tạo năng lượng, đây được xem là cơ chế của quá trình giảm cân.


Ví dụ, điểm cân bằng năng lượng của một người là 2.000 calo một ngày. Để giảm cân, người này cần nạp ít hơn mức 2.000 calo. Điểm cân bằng năng lượng nghĩa là cơ thể một người cần bao nhiêu calo để duy trì cân nặng hiện tại.


Bạn ăn ít nhưng vẫn tăng cân có thể do bạn chỉ ước lượng calo từ thực phẩm mà không đo lường chính xác, dẫn đến sự sai lệch về lượng calo thực sự nạp vào cơ thể. Hoặc bạn vẫn đang sử dụng đồ uống có calo như nước ngọt, nước trái cây, cà phê có đường, bia. Đây là những đồ uống cung cấp lượng lớn calo nhưng dễ bị bỏ qua.


Nguyên nhân khác có thể xảy ra là do bạn nhịn ăn trong thời gian dài, cơ thể rơi vào "trạng thái sinh tồn", tự làm chậm quá trình trao đổi chất, đốt cháy ít năng lượng hơn để duy trì chức năng sống, khiến giảm cân khó khăn. Do đó, thay vì nhịn ăn kéo dài, bạn nên chọn chế độ ăn đủ dinh dưỡng kết hợp tập luyện để hỗ trợ phát triển cơ bắp, giúp đốt cháy calo hiệu quả hơn.


Một số vấn đề sức khỏe như tiểu đường, rối loạn chuyển hóa và tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến tốc độ chuyển hóa của cơ thể, có nguy cơ gây tăng cân.


Để khắc phục tình trạng ăn ít nhưng vẫn tăng cân, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, nhất là lượng thức ăn chế biến sẵn, đồ uống có đường đang tiêu thụ. Đảm bảo ăn ít nhưng cần đủ các nhóm dinh dưỡng, lượng calo phải đến từ các nguồn dinh dưỡng thiết yếu như carbohydrate (chất bột đường), protein (chất đạm), lipid (chất béo) và các chất dinh dưỡng vi lượng khác như vitamin, khoáng chất. Bạn cần tránh ăn khuya, ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng để tránh ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Tăng tần suất và mức độ hoạt động thể chất cũng góp phần giữ cân nặng ổn định.


Nếu cân nặng không thay đổi dù đã áp dụng các điều chỉnh trên, bạn nên đi khám tại cơ sở y tế có chuyên khoa điều trị giảm cân, dinh dưỡng. Bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết, tìm nguyên nhân khiến bạn tăng cân. Từ đó, bác sĩ tư vấn cho bạn chế độ ăn uống và lối sống phù hợp, duy trì cân nặng ổn định, an toàn cho sức khỏe.


Bác sĩ Võ Trần Như Thảo
Đơn vị Dinh dưỡng Chuyển hóa
Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM


Độc giả đặt câu hỏi bệnh nội tiết tại đây để bác sĩ giải đáp







Tai sao an it ma van tang can?


Tai sao toi an kieng nghiem ngat, giam toi da tinh bot va chat beo ma van len can? (Hai Nguyen, 40 tuoi, TP HCM)

Tại sao ăn ít mà vẫn tăng cân?

Tại sao tôi ăn kiêng nghiêm ngặt, giảm tối đa tinh bột và chất béo mà vẫn lên cân? (Hải Nguyên, 40 tuổi, TP HCM)
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá