Tái khám bệnh tim mạch trước Tết để tránh biến chứng

Anh Tân, 45 tuổi, những ngày giáp Tết từ Kiên Giang đến TP HCM tái khám rối loạn mỡ máu, bất ngờ phát hiện thêm rối loạn nhịp tim.


Sau 6 tháng uống thuốc theo đơn của ThS.BS.CKII Huỳnh Thanh Kiều, Trưởng khoa Nội tim mạch 1, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, chỉ số mỡ máu của anh Tân về gần mức bình thường. Lần này anh tái khám, bác sĩ Kiều chẩn đoán anh Tân còn bị rối loạn nhịp tim, nếu không điều trị kiểm soát nhịp tim có thể dẫn đến biến chứng đột quỵ, giảm khả năng gắng sức, hạn chế vận động, suy tim, đột tử.


Anh Tân được gắn máy theo dõi nhịp tim liên tục trong 48 giờ, ghi nhận bị rung nhĩ cơn. Đây là tình trạng rung nhĩ kết thúc nhanh chóng hoặc chỉ tồn tại không quá 7 ngày kể từ khi xuất hiện song có thể dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng như suy tim, đột quỵ. Bên cạnh thuốc ổn định nhịp tim, bác sĩ kê toa thuốc kháng đông cho anh Tân phòng ngừa đột quỵ.


Bác sĩ Kiều lưu ý chế độ ăn uống và sinh hoạt thất thường ngày Tết, uống rượu bia có thể khiến tình trạng loạn nhịp tim của bệnh nhân khó kiểm soát, gây biến chứng.


Chị Hải cũng đưa mẹ 72 tuổi đến Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7 kiểm tra để tiếp tục dùng thuốc ổn định huyết áp và nhịp tim. Bà Nghi bị tăng huyết áp nhiều năm nay, hai năm trước phát hiện thêm rung nhĩ nên được PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh, Giám đốc Trung tâm Tim mạch, kê toa thuốc kháng đông ngừa huyết khối. Ba tháng trước, bà đến ngày tái khám nhưng đúng dịp chị Hải bận tăng ca, không thể đưa bà đi viện.


10 ngày sau khi hết thuốc, bà Nghi choáng váng, đau đầu từng cơn, huyết áp đo tại nhà đến 210/110 mmHg. Nhập viện cấp cứu, kết quả siêu âm tim, đo điện tâm đồ, chụp CT não xác định bà bị đột quỵ nhồi máu não giờ thứ nhất do huyết khối làm tắc mạch máu nuôi não. Bác sĩ sử dụng thuốc tiêu sợi huyết, thuốc chống đông. Nhờ điều trị kịp thời, tình trạng bà Nghi cải thiện sau hai giờ, huyết áp về mức 140/90 mmHg, không bị di chứng sau đột quỵ.


Để tránh hết thuốc ngày Tết, từ đầu tháng Chạp, chị Hải đã đưa mẹ tới khám. Phó giáo sư Vinh kê thuốc đủ cho bà trong những ngày nghỉ Tết, chụp CT 1975 tầm soát đột quỵ tái phát cho thấy sức khỏe bà ổn định.


Ngày 22/1, Phó giáo sư Vinh cho biết, đột ngột ngưng thuốc chống đông, thuốc huyết áp, thuốc điều trị suy tim, thuốc điều hòa nhịp tim có thể làm tăng nguy cơ tái phát bệnh hoặc gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim...


"Trong và sau Tết, bệnh nhân nhập viện vì các biến chứng tim mạch tăng cao, một phần nguyên nhân là chủ quan không chuẩn bị đủ lượng thuốc cho kỳ nghỉ lễ", Phó giáo sư Vinh nói, khuyến cáo bệnh nhân có ngày tái khám trùng lịch nghỉ Tết có thể đến bệnh viện khám sớm, tránh hết thuốc làm tăng nguy cơ trở nặng. Trong hai tuần vừa qua, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh ghi nhận lượng người bệnh đến khám tim mạch tăng 30%. Bệnh viện và các phòng khám thuộc hệ thống Tâm Anh tổ chức khám sớm cho người bệnh ở xa, chuẩn hóa quy trình khám, sử dụng bệnh án điện tử...


Phó giáo sư Vinh cũng lưu ý thêm người bệnh ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ ngày Tết. Người bệnh có các dấu hiệu bất thường như đau thắt ngực, đánh trống ngực, khó thở, choáng váng, vã mồ hôi... cần đến bệnh viện để xử trí kịp thời.


Thu Hà


*Tên bệnh nhân đã được thay đổi


Độc giả gửi câu hỏi về bệnh tim mạch tại đây để bác sĩ giải đáp







Tai kham benh tim mach truoc Tet de tranh bien chung


Anh Tan, 45 tuoi, nhung ngay giap Tet tu Kien Giang den TP HCM tai kham roi loan mo mau, bat ngo phat hien them roi loan nhip tim.

Tái khám bệnh tim mạch trước Tết để tránh biến chứng

Anh Tân, 45 tuổi, những ngày giáp Tết từ Kiên Giang đến TP HCM tái khám rối loạn mỡ máu, bất ngờ phát hiện thêm rối loạn nhịp tim.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá