Ngân hàng yếu kém DongA bank bị chuyển giao bắt buộc, quyền cổ đông chấm dứt?

Trước khi bị kiểm soát đặc biệt, cổ đông pháp nhân tại DongA Bank gồm: Xây dựng Bắc Nam 79 của Vũ "Nhôm" nắm 10%; PNJ 7,7% vốn điều lệ; Văn phòng Thành ủy TPHCM 6,9%; Du lịch Thương mại Kỳ Hòa 3,78%; Vốn An Bình 2,73%; Nhà Phú Nhuận 2,14%.


Theo kế hoạch, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố quyết định chuyển giao bắt buộc đối với hai ngân hàng DongA Bank và GPBank.


Cũng giống như trường hợp của OceanBank (nay đổi tên thành Ngân hàng MBV) và Ngân hàng Xây dựng (CB), GPBank là một trong 3 ngân hàng được NHNN mua lại với giá “0 đồng” kể từ năm 2015.


Trong khi đó, DongA Bank không thuộc diện “ngân hàng 0 đồng” như 3 ngân hàng yếu kém còn lại dù bị NHNN đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ tháng 8/2015.


DongA Bank được chuyển giao trong tuần này. Ảnh: Lương Bằng.

Thực hiện chỉ đạo của Ban Kiểm soát đặc biệt DongA Bank, kể từ ngày 14/8/2015, toàn bộ cổ đông DongA Bank không được chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp đặc biệt, NHNN xem xét việc chuyển nhượng cổ phần trên cơ sở đề xuất của Ban Kiểm soát đặc biệt.


Quyết định trên đồng nghĩa với việc đóng băng tài sản của các cổ đông trước khi có quyết định tiếp theo về số phận của ngân hàng.


Trước thời điểm bị rơi vào diện kiểm soát đặc biệt, DongA Bank có vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng. 100% cổ đông trong nước, trong đó cổ đông pháp nhân chiếm tỷ lệ 40,68%, cổ đông cá nhân chiếm 59,32%.


Căn cứ vào danh sách cổ đông cập nhật vào ngày 31/12/2014, những cổ đông pháp nhân sở hữu tỷ lệ lớn bao gồm: CTCP Xây dựng Bắc Nam 79 (ông Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “Nhôm” làm Chủ tịch HĐQT) nắm giữ 10% vốn điều lệ; CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ, công ty gia đình của ông Trần Phương Bình và bà Cao Thị Ngọc Dung) nắm giữ 7,7% vốn điều lệ; Văn phòng Thành ủy TPHCM nắm giữ 6,9%; Công ty TNHH MTV Du lịch Thương mại Kỳ Hòa nắm giữ 3,78%; CTCP Vốn An Bình nắm giữ 2,73%; và Công ty TNHH MTV XD và KD Nhà Phú Nhuận nắm giữ 2,14%.


Trong khi đó, cổ đông cá nhân nắm giữ cổ phần lớn nhất tại DongA Bank là Trần Phương Ngọc Hà (2,06%) và Trần Phương Ngọc Giao (2%) - hai người con của ông Trần Phương Bình và bà Cao Thị Ngọc Dung.


Theo báo cáo quản trị mới nhất 6 tháng đầu năm 2024, người liên quan đến thành viên HĐQT là bà Hoàng Thị Xuân, vợ của thành viên HĐQT độc lập Trần Văn Đình, đang sở hữu 1,015% vốn điều lệ DongA Bank.


Ngoài ra, một số thành viên HĐQT và người liên quan cũng đang sở hữu cổ phần tại ngân hàng này với tỷ lệ dưới 0,1%.


Còn theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao công bố năm 2018 trong vụ án xảy ra tại DongA Bank, cổ đông sáng lập chiếm 13,21% và cổ đông thường chiếm 86,79%. Trong đó, gia đình cựu Tổng Giám đốc Trần Phương Bình và bà Cao Thị Ngọc Dung cùng các con nắm giữ 10,24% vốn điều lệ ngân hàng.









Ngan hang yeu kem DongA bank bi chuyen giao bat buoc, quyen co dong cham dut?


Truoc khi bi kiem soat dac biet, co dong phap nhan tai DongA Bank gom: Xay dung Bac Nam 79 cua Vu "Nhom" nam 10%; PNJ 7,7% von dieu le; Van phong Thanh uy TPHCM 6,9%; Du lich Thuong mai Ky Hoa 3,78%; Von An Binh 2,73%; Nha Phu Nhuan 2,14%.

Ngân hàng yếu kém DongA bank bị chuyển giao bắt buộc, quyền cổ đông chấm dứt?

Trước khi bị kiểm soát đặc biệt, cổ đông pháp nhân tại DongA Bank gồm: Xây dựng Bắc Nam 79 của Vũ "Nhôm" nắm 10%; PNJ 7,7% vốn điều lệ; Văn phòng Thành ủy TPHCM 6,9%; Du lịch Thương mại Kỳ Hòa 3,78%; Vốn An Bình 2,73%; Nhà Phú Nhuận 2,14%.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá