Bốn trường Kinh tế dạy Trí tuệ nhân tạo

Trong xu thế đa ngành, bốn đại học Kinh tế TP HCM, Kinh tế Quốc dân, Ngân hàng và Kinh tế - Luật TP HCM lần lượt mở ngành Trí tuệ nhân tạo để đáp ứng nhu cầu nhân lực công nghệ cao.


Hai ngày trước, trường Đại học Ngân hàng TP HCM thông báo mở ngành Trí tuệ nhân tạo (AI), bắt đầu tuyển sinh từ năm nay. Hai phương thức tuyển sinh là sử dụng kết quả kỳ thi V-SAT và xét điểm thi tốt nghiệp THPT.


Trước đó, trường Đại học Kinh tế - Luật TP HCM mở chương trình Kinh doanh số và Trí tuệ nhân tạo năm 2020, sớm nhất trong các trường khối kinh tế. Chương trình này thuộc ngành Hệ thống thông tin quản lý, lấy điểm chuẩn thi tốt nghiệp 25,25 trong năm đầu tuyển sinh. Tới năm 2024, điểm chuẩn là 26,4.


Năm 2023, Đại học Kinh tế TP HCM bắt đầu đào tạo ngành Trí tuệ nhân tạo với hai chương trình Robot và Trí tuệ nhân tạo, Điều khiển thông minh và Tự động hóa. Cả hai chương trình thuộc hệ kỹ sư, học trong 4 năm.


Năm ngoái, Đại học Kinh tế Quốc dân cũng mở loạt ngành mới về công nghệ, trong đó có Trí tuệ nhân tạo. Ngành này có cả hệ cử nhân và kỹ sư, học bằng tiếng Anh.


TTĐại họcTên ngànhNăm mở ngànhPhương thức tuyển sinh 2025Điểm chuẩn thi tốt nghiệp 2024Học phí
(triệu đồng)
1Kinh tế - Luật TP HCM (UEL)Kinh doanh số và Trí tuệ nhân tạo2020- Xét tuyển thẳng
- Dùng điểm thi đánh giá năng lực
- Xét điểm thi tốt nghiệp
26,427,5 (năm 2024)
2Kinh tế TP HCM (UEH)Trí tuệ nhân tạo2023Chưa công bố- Robot và trí tuệ nhân tạo: 24,7
- Điều khiển thông minh và Tự động hóa: 23,8
Khoảng 39 (năm 2024)
3Kinh tế Quốc dân (NEU)Trí tuệ nhân tạo2024- Xét tuyển thẳng
- Xét điểm thi tốt nghiệp
- Xét tuyển kết hợp với chứng chỉ quốc tế, điểm thi đánh giá năng lực
34,5 (Toán nhân đôi)18-25 (năm 2025)
4Ngân hàng TP HCM (HUB)Trí tuệ nhân tạo2025- Xét điểm thi tốt nghiệp
- Dùng kết quả thi V-SAT
-Chưa công bố

TS Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ phó Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phó chủ tịch Hiệp hội trường đại học, cao đẳng Việt Nam, cho rằng việc đại học phát triển theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực là tất yếu để tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, các trường cũng nắm bắt xu thế và nhu cầu nhân lực của các ngành công nghệ trong việc mở ngành mới.


Theo chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), đến năm 2030, Chính phủ đặt mục tiêu đưa AI thành lĩnh vực công nghệ quan trọng và Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp, ứng dụng AI mạnh, góp phần đẩy mạnh xã hội sáng tạo, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế tăng trưởng bền vững.


Trong khi đó, "Báo cáo Cơ hội AI cho Việt Nam - Một số khuyến nghị" của Google công bố năm 2023 cho biết cả nước chỉ có khoảng 300 chuyên gia AI. TS Đinh Ngọc Minh, Chủ nhiệm cấp cao chương trình Thạc sĩ Trí tuệ nhân tạo (AI), Đại học RMIT Việt Nam, đánh giá nhân lực AI tại Việt Nam hiện chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu tuyển dụng.


Để mở ngành Trí tuệ nhân tạo, PGS.TS Nguyễn Đức Trung, Hiệu trưởng Đại học Ngân hàng TP HCM, cho biết từ 5 năm qua, trường đã chuẩn bị đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, giáo trình.


"Trí tuệ nhân tạo không chỉ thuần túy thuộc về lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật mà có sự kết hợp giữa Toán, Khoa học dữ liệu, Khoa học máy tính và một lĩnh vực ứng dụng cụ thể. Với trường thì đó là định hướng ứng dụng giải quyết các vấn đề kinh doanh, tài chính, ngân hàng", ông Trung giải thích.


Đây cũng là định hướng của Đại học Kinh tế Quốc dân khi mở loạt ngành công nghệ.


PGS.TS Hà Minh Hoàng, Trưởng khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo của NEU, cho biết sinh viên được học kiến thức và kỹ năng chuyên môn nền tảng về Trí tuệ nhân tạo, rèn khả năng lập trình; chuẩn bị, phân tích dữ liệu, huấn luyện, tối ưu kiến trúc, tinh chỉnh tham số và triển khai các mô hình trí tuệ nhân tạo. Các em cũng được trang bị các kiến thức về kinh doanh, kinh tế, quản trị, để có thể áp dụng Trí tuệ nhân tạo vào các ngành này.


Tại một hội thảo cuối tháng 12 năm ngoái, GS.TSKH Hồ Tú Bảo, Giám đốc Phòng thí nghiệm Khoa học dữ liệu của Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, cho rằng thách thức của các trường là làm thế nào đào tạo sinh viên cả năng lực Toán, Tin và chuyên ngành trong 4 năm - thời gian thông thường để đào tạo một lĩnh vực.


Theo ông, giảng viên không thể duy trì cách truyền tải truyền thống, một chiều như trước. Sinh viên cần được học thông qua dự án, thực tiễn để có cơ hội ứng dụng kiến thức vào thực tế.


Thanh Hằng









Bon truong Kinh te day Tri tue nhan tao


Trong xu the da nganh, bon dai hoc Kinh te TP HCM, Kinh te Quoc dan, Ngan hang va Kinh te - Luat TP HCM lan luot mo nganh Tri tue nhan tao de dap ung nhu cau nhan luc cong nghe cao.

Bốn trường Kinh tế dạy Trí tuệ nhân tạo

Trong xu thế đa ngành, bốn đại học Kinh tế TP HCM, Kinh tế Quốc dân, Ngân hàng và Kinh tế - Luật TP HCM lần lượt mở ngành Trí tuệ nhân tạo để đáp ứng nhu cầu nhân lực công nghệ cao.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá