Bộ trưởng Giáo dục: Đại học đa ngành nhưng không xa rời bản sắc

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhắn nhủ Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) cần hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý trên cơ sở giữ được bản sắc và uy tín.


Ông Sơn chia sẻ như trên tại Lễ công bố quyết định của Thủ tướng, chuyển trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân.


Ông cho biết đại học là một thực thể lớn, đòi hỏi khả năng và trình độ quản trị cao, cho phép phát huy quyền tự chủ và sự năng động, hướng tới phát triển đa ngành. Song, Đại học Kinh tế Quốc dân cần hướng tới cơ cấu đa ngành một cách hợp lý, giữ được lợi thế, sở trường và bản sắc bằng cách mở rộng các ngành có liên quan và hỗ trợ nhau thành hệ thống.


"Đa ngành không có nghĩa là tất cả những gì người khác làm mình cũng làm, không nên xa rời mục tiêu và sứ mệnh của chính mình. Bản sắc và thương hiệu của trường cần nối tiếp và phát huy trong mô hình tổ chức mới", bộ trưởng nói.


Theo ông Sơn, đất nước đang khẩn trương, tích cực phát triển các ngành công nghệ và kỹ thuật mũi nhọn, công nghệ mới để theo kịp các nước tiên tiến. Nhưng công nghệ và sản xuất được cải thiện mà quản trị kinh doanh, chính sách điều hành kinh tế không theo kịp, thì hiệu quả của những nỗ lực trong công nghệ và kỹ thuật cũng không mang lại hiệu quả.


Ông đánh giá Đại học Kinh tế Quốc dân có lợi thế về học tập kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, quản trị, tài chính, kinh doanh, doanh nghiệp. Vì vậy, trường cần tích cực học tập, vận dụng sáng tạo cho sự phát triển của Việt Nam, tạo ra sản phẩm là tư vấn, giải pháp về chính sách; mô hình, phương pháp quản lý tầm quốc gia.


Đại học Kinh tế Quốc dân được thành lập tháng 1/1956, tiền thân là trường Kinh tế Tài chính trung ương. Đây là trường đại học đầu tiên của Việt Nam chuyên đào tạo về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh.


Hiện, trường có 88 ngành ở trình độ đại học, 70 ngành sau đại học. Ngoài các ngành truyền thống, trường có nhiều ngành mới như Trí tuệ nhân tạo, Khoa học dữ liệu, Kỹ thuật phần mềm, An toàn thông tin... Quy mô đào tạo của Đại học Kinh tế Quốc dân hiện hơn 40.000 sinh viên và học viên.


Ông Phạm Hồng Chương, Giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân, cho biết chuyển sang đại học là sự khẳng định vị thế đặc biệt của trường trong nền giáo dục đại học ở Việt Nam. Thời gian qua, trường ưu tiên chuyển đổi số, áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, giảng dạy và nghiên cứu khoa học; tiến tới học và thi trên máy tính.


Trước những thách thức và cơ hội mới, Kinh tế Quốc dân đặt mục tiêu giữ vững vị trí top đầu trong hệ thống giáo dục đại học, đồng thời tăng sự hiện diện và ảnh hưởng quốc tế. Trường sẽ xây dựng môi trường học tập mở, khuyến khích sáng tạo và đổi mới, giúp sinh viên không chỉ học kiến thức mà còn có kỹ năng thực tế để trở thành công dân toàn cầu.


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chuyển thành đại học từ tháng 11/2024, trở thành đại học thứ 9 của Việt Nam, cùng Quốc gia Hà Nội, Quốc gia TP HCM, Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng, Bách khoa Hà Nội, Kinh tế TP HCM, Duy Tân. Trừ Duy Tân là đại học tư thục, còn lại là cơ sở công lập.


Theo Luật Giáo dục đại học năm 2018, trường đại học và đại học là hai khái niệm khác nhau. Trường đại học, học viện là cơ sở đào tạo và nghiên cứu nhiều ngành. Còn đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, gồm các trường đại học, khoa thành viên.


Để chuyển từ trường đại học thành đại học, các trường cần đảm bảo ba điều kiện: được tổ chức kiểm định hợp pháp đánh giá đạt chuẩn chất lượng; có ít nhất ba trường và 10 ngành đào tạo tiến sĩ, quy mô sinh viên chính quy trên 15.000; được cơ quan quản lý trực tiếp, các nhà đầu tư chấp thuận.


Thanh Hằng









Bo truong Giao duc: Dai hoc da nganh nhung khong xa roi ban sac


Bo truong Nguyen Kim Son nhan nhu Dai hoc Kinh te Quoc dan (NEU) can huong toi co cau da nganh hop ly tren co so giu duoc ban sac va uy tin.

Bộ trưởng Giáo dục: Đại học đa ngành nhưng không xa rời bản sắc

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhắn nhủ Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) cần hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý trên cơ sở giữ được bản sắc và uy tín.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá