Bình Định họp bàn biện pháp ứng phó chính sách áp thuế mới của Mỹ

Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, đã chủ trì cuộc họp đánh giá tình hình ảnh hưởng bởi chính sách áp thuế mới của Mỹ đối các ngành hàng của tỉnh.


Đại diện Sở Công Thương tỉnh Bình Định cho rằng, Mỹ là thị trường xuất nhập khẩu chính của nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh các mặt hàng gỗ, may mặc, đá xây dựng, thủy sản.


Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ ước đạt 604 triệu USD, chiếm tỷ trọng 34,5% so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn tỉnh; kim ngạch nhập khẩu đạt 11,6 triệu USD.


Nếu Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam sẽ tác động sâu rộng đến các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu các ngành hàng nói trên.


"Nhiều đối tác đến từ Mỹ đã yêu cầu doanh nghiệp trong tỉnh đàm phán lại đơn hàng đã ký; một số đối tác khác tạm hoãn việc ký kết đơn hàng mới", ông Nguyễn Đình Kha, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Định nói.


Lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Bình Định cho biết thêm, thời gian tới, xuất nhập khẩu sang thị trường Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn, chi phí xuất khẩu sẽ tăng. Điều này làm gia tăng áp lực về vốn, thu nhập, việc làm và việc giữ chân người lao động…


Ông Lê Văn Thảo, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phú Tài (Công ty Phú Tài), cho biết, công ty có 2 sản phẩm chính là gỗ và đá granite vào thị trường Mỹ, chiếm 70% doanh số kim ngạch xuất khẩu, tương đương khoảng 3.000 tỷ đồng doanh thu.


"Ngày 5/4, Tổng thống Trump đã áp thuế 10% và phương án tính thuế đối ứng đối với Việt Nam là 46%. Với mức thuế này, chúng tôi không có khả năng để tiếp tục thực hiện các đơn hàng cũng như dự kiến đơn hàng sắp tới. Điều này ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu kim ngạch xuất khẩu, thu hút đầu tư của cả nước chứ không riêng tỉnh Bình Định", ông Thảo nói.


Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định yêu cầu các sở, ngành liên quan cần có chính sách hỗ trợ bảo hiểm xã hội, y tế và trợ cấp thất nghiệp, để ứng phó với tình huống các doanh nghiệp phải dừng sản xuất tạm thời do tác động chính sách thuế.


Chủ tịch tỉnh Bình Định đề nghị Sở Công Thương phối hợp với doanh nghiệp ngành gỗ, dệt may, thủy sản mở rộng thị trường nội địa; tăng cường kết nối, quảng bá nếu doanh nghiệp chuyển hướng tiêu thụ trong nước; theo sát diễn biến chính sách thuế đối với từng ngành hàng, mặt hàng để hỗ trợ doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.


Sở Ngoại vụ thông qua Bộ Ngoại giao xúc tiến, mở rộng thị trường quốc tế; Sở Tài chính xem xét kiến nghị, đề xuất lên cấp trên để giảm giá thuê đất; Cục Thuế rà soát lại các khoản thuế; Sở Tư pháp cần rà soát quy định, điều chỉnh cho phù hợp thực tế, mang tư duy phát triển thay vì bó buộc bởi các quy định cứng nhắc…


Về phía các doanh nghiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đề nghị đẩy mạnh công nghệ thông tin và chuyển đổi số; tổ chức lại sản xuất, tiết kiệm, giảm chi phí đầu vào; tạo ra sản phẩm khác biệt, nhằm đáp ứng yêu cầu cao hơn từ các thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh.


Các doanh nghiệp cũng cần chủ động nghiên cứu và phát triển đa dạng hóa thị trường tiêu thụ sản phẩm.









Binh Dinh hop ban bien phap ung pho chinh sach ap thue moi cua My


Ong Pham Anh Tuan, Chu tich UBND tinh Binh Dinh, da chu tri cuoc hop danh gia tinh hinh anh huong boi chinh sach ap thue moi cua My doi cac nganh hang cua tinh.

Bình Định họp bàn biện pháp ứng phó chính sách áp thuế mới của Mỹ

Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, đã chủ trì cuộc họp đánh giá tình hình ảnh hưởng bởi chính sách áp thuế mới của Mỹ đối các ngành hàng của tỉnh.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá