Ăn nhiều đường bổ sung có thể gây tăng huyết áp

Chế độ ăn nhiều đường bổ sung, tinh luyện có thể ức chế chất giúp mạch máu giãn nở, từ đó làm mạch co lại, gây tăng huyết áp.


Đường trong thực phẩm có nhiều loại, phổ biến nhất là hai loại đường đơn glucose, fructose được cơ thể hấp thụ trực tiếp. Fructose có tự nhiên trong trái cây và mật ong. Một dạng fructose khác có trong đường tinh luyện (đường trắng, đường cát, đường nâu công nghiệp), đường bổ sung được thêm vào nước ngọt có gas, nước trái cây đóng chai, đồ uống thể thao, bánh kẹo, ngũ cốc ăn liền, tương cà. Khi tiêu thụ quá mức, fructose không đến từ nguồn tự nhiên mà ở dạng bổ sung có thể làm tăng huyết áp.


ThS.BS Trần Quốc Việt, khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết khác với glucose, fructose được chuyển hóa chủ yếu ở gan. Tại đây, fructose kích thích tăng sản xuất axit uric, một chất liên quan đến rối loạn chức năng mạch máu. Đồng thời chúng ức chế nitric oxide (NO) - chất giúp mạch máu giãn nở, từ đó làm mạch co lại, huyết áp tăng. Fructose còn kích hoạt hệ thần kinh giao cảm, khiến tim đập nhanh, mạch máu co thắt, tăng giữ muối - nước do ảnh hưởng đến quá trình hấp thu natri ở thận. Lượng fructose cao cũng góp phần gây kháng insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa, hậu quả là thừa cân và béo phì. Trong đó, béo bụng là nguy hiểm nhất, yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.


Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người trưởng thành nên tiêu thụ dưới 25 g đường một ngày (tương đương khoảng 6 thìa cà phê đường). Người đang bị tăng huyết áp, tiền tăng huyết áp hoặc có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao nên hạn chế dưới 15 g một ngày (tương đương khoảng 3-4 thìa cà phê đường). Trong khi đó, một ly trà sữa ngọt vừa có thể chứa 20-30 g, một hũ sữa chua có đường chứa 12-18 g, một thanh chocolate sữa nhỏ có khoảng 15-25 g đường.


Bác sĩ Việt khuyến cáo kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể, nhất là các loại đường từ nguồn công nghiệp để duy trì huyết áp ổn định, hỗ trợ giảm cân, ngăn ngừa tiểu đường và bảo vệ tim mạch. Người có nguy cơ huyết áp cao nên hạn chế tối đa đường tinh luyện, đường từ nước ngọt và thực phẩm chế biến sẵn.


Bác sĩ Việt lưu ý không phải mọi loại đường đều có hại. Fructose trong trái cây nguyên quả hoặc rau củ thường không gây hại, nhờ đi kèm chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể, hỗ trợ bảo vệ tim mạch. Mọi người có thể thay thế đường tinh luyện bằng đường tự nhiên, cân đối ở mức vừa phải với các loại thực phẩm khác.


Bác sĩ Việt khuyến cáo nên uống nước lọc hoặc trà không đường, dùng trái cây tươi thay vì ép lấy nước hoặc các loại nước ép đóng hộp để có lợi hơn cho sức khỏe. Mọi người nên tập thói quen không uống nước ngọt thường xuyên, kể cả nước trái cây đóng hộp, đọc kỹ nhãn thực phẩm, chọn loại không thêm đường, nấu ăn tại nhà, hạn chế gia vị ngọt và sốt công nghiệp...


Ly Nguyễn


Độc giả đặt câu hỏi bệnh tim mạch tại đây để bác sĩ giải đáp







An nhieu duong bo sung co the gay tang huyet ap


Che do an nhieu duong bo sung, tinh luyen co the uc che chat giup mach mau gian no, tu do lam mach co lai, gay tang huyet ap.

Ăn nhiều đường bổ sung có thể gây tăng huyết áp

Chế độ ăn nhiều đường bổ sung, tinh luyện có thể ức chế chất giúp mạch máu giãn nở, từ đó làm mạch co lại, gây tăng huyết áp.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá