Uống trà sữa thế nào không hại thận

Uống trà sữa 1-2 lần mỗi tuần, chọn mức đường ít, hạn chế topping khó tiêu, tránh dùng vào buổi tối để không gây áp lực lên thận.


ThS.BS Nguyễn Duy Tùng, Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome, cho biết trà sữa thường có đường, chất béo bão hòa, hương liệu tổng hợp và nhiều phụ gia. Nếu dùng thường xuyên với liều lượng lớn, các chất này có thể làm tăng gánh nặng chuyển hóa và bài tiết, khiến thận phải hoạt động quá sức. Người có sẵn bệnh lý như đái tháo đường, tăng huyết áp hoặc sỏi thận cần thận trọng khi sử dụng thức uống này.


Hạn chế đường và chất béo


Mỗi ly trà sữa 500 ml với đường đầy đủ có thể chứa 30-40 g đường, trong khi lượng đường Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo là 25 g mỗi ngày. Một số loại kem béo, sữa đặc hay bột béo dùng trong pha chế cũng chứa chất béo bão hòa, không có lợi cho tim mạch, thận. Người có sức khỏe bình thường khi dùng trà sữa nên chọn mức đường 30-50%, hạn chế thêm topping như trân châu, kem cheese để giảm tổng năng lượng, chất béo nạp vào cơ thể.


Tránh uống khi đói hoặc buổi tối


Uống trà sữa khi bụng đói gây rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, làm tăng đường huyết nhanh. Dùng vào buổi tối dễ gây tiểu đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ và hoạt động lọc máu của thận. Bác sĩ Duy Tùng khuyến nghị nên uống sau bữa ăn chính khoảng 1-2 tiếng, dùng vào buổi sáng hoặc chiều sớm để tránh tác động tiêu cực đến đồng hồ sinh học.


Dùng topping dễ tiêu


Trân châu truyền thống làm từ bột năng chứa nhiều tinh bột, khó tiêu, gây táo bón nếu dùng thường xuyên. Các lựa chọn topping lành mạnh hơn gồm thạch nha đam, hạt chia, thạch rau câu ít đường. Dùng các toping này với lượng vừa đủ góp phần giảm tải cho hệ tiêu hóa và thận, vẫn đảm bảo cảm giác ngon miệng.


Không uống thay nước lọc


Một số người có thói quen uống trà sữa mỗi ngày nhưng không tốt cho sức khỏe. Trà sữa không cung cấp đủ nước và khoáng chất như nước lọc hoặc nước trái cây tự nhiên, trong khi lại chứa nhiều calo rỗng và phụ gia. Về lâu dài, uống trà sữa thường xuyên có thể gây mất cân bằng nội môi, rối loạn chuyển hóa, ảnh hưởng chức năng lọc máu của thận.


Lưu ý với người có bệnh nền


Bác sĩ Duy Tùng lưu ý người mắc bệnh thận mạn, tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao hoặc đang sử dụng thuốc lợi tiểu hạn chế dùng đồ uống nhiều đường và chất béo như trà sữa. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng hoặc thay thế bằng các loại thức uống khác như nước ép rau củ, nước trái cây ít đường, trà thảo mộc. Bổ sung các tinh chất chiết xuất thiên nhiên như GDL-5 từ phấn mía Nam Mỹ hỗ trợ điều hòa mỡ máu, giảm nguy cơ tăng huyết áp và bệnh tim mạch do mỡ máu cao.


Thận là cơ quan đóng vai trò lọc máu, đào thải độc tố và duy trì cân bằng nội môi. Bảo vệ thận bắt đầu từ những thói quen nhỏ, trong đó có cách lựa chọn và tiêu thụ các loại đồ uống phổ biến như trà sữa khoa học.


Bác sĩ Duy Tùng khuyên người khỏe mạnh chỉ nên uống trà sữa 1-2 lần mỗi tuần, không quá 500 ml mỗi lần. Ưu tiên chế độ ăn uống cân bằng, vận động thường xuyên. Khám dinh dưỡng định kỳ, đo thành phần cơ thể bằng máy InBody 770 và xét nghiệm vi chất trong cơ thể bằng máy sắc ký lỏng hiệu năng cao UPLC có thể xác định cơ thể đang thiếu, thừa dưỡng chất nào. Từ đó, bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng, bổ sung vitamin, khoáng chất phù hợp để tăng cường sức đề kháng.


Trọng Nghĩa


Độc giả gửi câu hỏi về dinh dưỡng tại đây để bác sĩ giải đáp







Uong tra sua the nao khong hai than


Uong tra sua 1-2 lan moi tuan, chon muc duong it, han che topping kho tieu, tranh dung vao buoi toi de khong gay ap luc len than.

Uống trà sữa thế nào không hại thận

Uống trà sữa 1-2 lần mỗi tuần, chọn mức đường ít, hạn chế topping khó tiêu, tránh dùng vào buổi tối để không gây áp lực lên thận.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Các bài liên quan

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá